Phương pháp nấu rượu gạo truyền thống được ưa chuộng sử dụng thay cho các loại rượu nấu công nghiệp khác bởi hương vị đặc chưng của rượu khó mai một. Mỗi loại rượu ở các vùng miền sẽ có bí quyết khác nhau. Nhưng chung quy lại cách nấu rượu gạo đạt tiêu chuẩn chất lượng thì phải thực hiện từng bước tỉ mỉ. 

cách nấu rượu

Lựa chọn nguyên liệu tốt để nấu rượu ngon

Rượu gạo, còn có thể gọi là rượu nếp được lên men hoàn toàn từ gạo nếp. Phải chọn được loại nếp cái hoa vàng thơm ngon, đều hạt.  Nếp phải còn nguyên “lụa”– nghĩa là chưa qua xay xát kỹ, chưa đánh bóng. Như thế giúp cho quá trình lên men đều hơn và nấu rượu cũng được nhiều hơn. 

cách nấu rượu

Men rượu cũng phải là loại được tuyển chọn. Thực chất nó là hỗn hợp các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại men tốt như men thuốc nam, men thuốc bắc,… Bạn có thể chọn nơi uy tín để mua vì nó quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng rượu. 

cách nấu rượu

Quy trình nấu rượu gạo truyền thống đạt chuẩn

Cách nấu rượu ngon truyền thống phải trải qua những bước thật tỉ mỉ, chỉn chu mới cho ra được lượng rượu thơm ngon nhất. 

Cách nấu rượu

Bước 1: Ngâm gạo

Khi đã chuẩn bị xong loại gạo ngon để nấu rượu, chúng ta cho gạo vào ngâm trong nước lạnh 4- 6 giờ rồi vớt ra các giá lớn để ráo nước. 

cách nấu rượu

Bước 2: Nấu cơm rượu

Nấu cơm rượu không khác đồ xôi là mấy. Gạo ráo nước được cho vào nồi đồ lớn cho đến khi chín hẳn. Nếp sau khi nấu mềm dẻo, thơm ngon, hệt như xôi. Cơm rượu nấu xong phải trải đều ra mặt nong, tránh để cơm dồn cục, vón lại với nhau. 

cách nấu rượu

cách nấu rượu

Bước 3: Lên men

Sau khi đã dàn cơm, trong thời gian chờ cơm nguội, chúng ta nghiền men đã có sẵn thành bột, càng mịn càng tốt. Lên men rượu cần dùng 100g men cho 10kg gạo. Nếu bạn nấu 5kg thì cho nửa lạng men là đủ

cách nấu rượu

Rắc men lên lớp cơm rượu đã chuẩn bị. Phải rắc men lúc nếp còn ấm, tránh trường hợp cơm nguội hẳn hoặc còn quá nóng làm chết men. Dùng một phần rắc đều lên mặt trên nong cơm, phải đảm bảo men phủ kín bề mặt cơm. Sau đó lật mặt dưới cơm lên, rắc nốt nửa phần bột men còn lại.

cách nấu rượu

Lưu ý:  Do cơm nếp rất dính, cho nên không sử dụng men bằng cách trộn vào cơm. Như thế sẽ không phủ đều men lên cơm được

Bước 4: Ủ men 

Ủ men là giai đoạn quan trọng và phải làm thật cẩn thận. Sau khi vào men, bạn cho cơm vào chum sành bằng đất nung để ủ cơm

cách nấu rượu

Không được cho cơm vào đầy ắp chum, chỉ cho khoảng 2/3 dung tích để có đủ không gian lên men, đậy kín. Sau 3-4 ngày, chúng ta đã có được một dung dịch gồm nước và cái có mùi rất thơm và có màu vàng, có thể tiến hành chưng cất dung dịch này để lấy rượu tinh khiết.

Cách nấu rượu (1)

Bước 5: Chưng cất rượu

Nồi nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc nồi đất nung là tốt nhất. Vì khi dùng các loại nồi bằng chất liệu khác để chưng cất rượu thì rượu thành phẩm sẽ không thơm ngon hoặc có mùi lạ rất khó uống. Chúng ta lưu ý khi nồi rượu sôi rồi thì phải giảm lửa cho nhỏ đi để rượu chảy ra từ từ.

cách nấu rượu

Hiện tại, cũng có nhiều loại nồi nấu rượu bằng inox, gang thép cao cấp ra đời có thể sẽ giúp chúng ta chưng cất được rượu với số lượng lớn hơn và nhanh chóng hơn. 

cách nấu rượu

cách nấu rượu

Bước 6: Hạ thổ rượu

Rượu sau khi được chưng cất xong có thể sử dụng ngay nhưng để đạt tới độ êm nhất định khi uống thì cần hạ thủy trong thổ một thời gian nhất định, có thể là 1 năm hoặc lâu hơn thế. Tuy nhiên đây chỉ là cách làm rượu ngon hơn chứ không nhất thiết phải hạ thổ rượu. 

cách nấu rượu

Hy vọng với bài chia sẻ trên đây của Tapchinhabep.net, bạn sẽ biết cách nấu rượu gạo truyền thống ngon nhất, đậm đà hương vị rượu Việt!

>>> Cách nấu rượu không bị chua đơn giản bạn đã biết hay chưa?

Xem thêm:

_Xanh_