Bạn rất thích ăn bánh bò nhưng lại không biết cách làm bánh ngon? Vậy thì hãy nhanh tay ghi lại cách làm bánh bò bằng cơm rượu ngay sau đây để làm cho gia đình ăn thử nhé.
Cách làm bánh bò cơm rượu
Vì sao bánh bò có nhiều rễ tre mới là bánh bò ngon?
Rễ tre xuất phát từ đặc điểm của bánh bò khi ăn. Bên trong bánh có nhiều chỗ trống là các bọt khi, có chiều thẳng đứng thì được gọi là rễ tre. Bánh càng nhiều rễ tre thì lại càng ngon vì khi đó ăn bánh sẽ thấy bánh dai hơn, xốp hơn, bánh thơm mùi dừa, không quá ngọt sắc.
Đây là món bánh truyền thống của nước ta nhưng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Để làm bánh bò mất khá nhiều thời gian từ công đoạn làm cơm rượu, trộn bột, ủ bánh. Ngoài ra, nếu muốn bánh có nhiều bọt khí – khi hấp lên sẽ tạo thành các khoảng trống trong bánh– thì việc trộn bột và ủ bánh là rất quan trọng.
Trong quá trình trộn bột làm bánh, bạn có thể sử dụng lá dứa và ruột gấc để tạo màu cho bột, giúp bánh khi chín có nhiều màu sắc bắt mắt hơn so với màu bánh thông thường. Giờ thì cùng vào bếp để thực hiện cách làm bánh bò rễ tre ngay thôi nào.
Cách làm bánh bò bằng cơm rượu – chỉ thành công nếu kiên nhẫn
Cách làm bánh bò truyền thống tương đối nhiều công đoạn và mất thời gian. Các nguyên liệu cần chuẩn bị như sau:
- 1,5 chén cơm ấm nấu từ gạo tẻ
- Nửa chén nước
- Nửa muỗng cà phê muối
- 6g men ngọt, hương vani
- 250g nước
- 400g bột gạo, 100g bột năng
- 500g đường, 500g nước cốt dừa
- Lá dứa, ruột gấc
Đầu tiên đổ men ngọt và chén cơm ấm, , đổ muối vào chén nước, hòa tan. Dùng bao tay nhúng vào nước muối rồi bóp đều cơm để men được trộn đều với cơm. Đổ 1/4 chén nước muối vào cơm rồi thành cơm nhão rồi đem ủ 3 đến 7 ngày sẽ được cơm rượu.
Sau đó, cân cả nước và cái cơm rượu lấy 200g trộn với 400g bột gạo và 100g bột năng hòa với 250g nước, nhồi bột trong thời gian 30 phút. Bột năng sẽ làm cho bánh được dai hơn. Sau khi nhồi 30 phút, tiếp tục ủ bánh từ 8 đến 12 tiếng, nếu thấy bột xốp lên là được.
Đun 500g đường với 500g nước cốt dừa đến khi đường tan hết được hỗn hợp trong, màu hơi đục. Lượng đường nhiều không chỉ để bánh ngọt mà còn có tác dụng giúp bánh để được lâu hơn bởi cơm rượu sau khi lên men sẽ có vị chua. Nếu để trong thời tiết nắng nóng sẽ nhanh hỏng.
Sau khi đường tan thì tắt bếp, để nước đường nguội hoặc còn hơi ấm rồi trộn vào hỗn hợp bột, thêm 2 ống vani vào bột cho bánh thêm thơm. Lọc bột qua rây để được hỗn hợp bột mịn, tiếp tục ủ bột thêm 4 đến 8 tiếng nữa.
Chia hỗn hợp hợp bột làm 3 phần để làm thêm bánh bò vị lá dứa và vị gấc. Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, lọc qua rây lấy nước rồi trộn vào một phần bột. Lấy phần ruột gấc cho vào rây rồi nhúng xuống một phần bột để cho bột có màu cam.
Tham khảo: Làm mới hương vị truyền thống với cách làm bánh bò bằng bột mì
Thoa dầu vào khuôn bánh rồi đem hấp khuôn cho nóng trước để bột nở tốt hơn, thời gian hấp khuôn là 5 phút. Khuấy đều bột rồi từ từ đổ vào khuôn, khi hấp để lửa lớn cho hơi nước lên nhiều, bánh sẽ nở nhiều hơn. Dùng tăm thử bánh, nếu cắm xuống không thấy bột dính vào tăm là bánh đã chín.
Sau khi lấy bánh ra, thoa một lớp dầu ăn hoặc dầu dừa lên trên mặt bánh, để bánh không bị khô thì dùng màng bọc thực phẩm bọc lại. Màu lá dứa và màu của ruột gấc lên rất đẹp mắt. Nếu khi lấy bánh ra thấy bột còn dính ở dưới đáy khuôn thì không phải là bánh chưa chín mà là bột bị ủ quá thời gian. Để hãm bột lại bạn có thể cho bột vào ngăn mát tủ lạnh để một thời gian sau đó lấy ra và hấp bánh như bình thường.
Cách làm bánh bò bông xốp bằng cơm rượu khá cầu kì phải không nào, bởi vậy nếu không thực sự cẩn thận và tỉ mỉ trong từng công đoạn, bạn sẽ không thể có được những chiếc bánh bò bông xốp, dai ngon. Vậy nên để làm bánh bò bằng cơm rượu bạn phải cực kì kiên nhẫn đấy nhé.
– BTT –
>>> Bột nếp làm bánh gì ngon? Ăn đã miệng với bánh bột nếp chiên giòn