Không ngẫu nhiên mà các thương hiệu bánh mì nức tiếng Sài Gòn như Huỳnh Hoa, Bảy Hổ, Nhân Ngãi lại trở nên nổi tiếng như vậy. Mỗi cửa hàng đều có một công thức làm bánh mì rất độc đáo để thu hút khách hàng, Tapchinhabep.net đã có cơ hội đến những nơi đây và được chia sẻ về cách làm bánh mì của họ.
Và qua bài vết này chúng tôi muốn chia sẻ những thông tin đó đến bạn đọc.
1. Bí quyết tạo nên thương hiệu bánh mì Huỳnh Hoa
Từ dãy người đứng chờ kín hết của một góc đường, cho đến cái giá cao ngất 32.000/ổ (giá lại tăng cách đây vài tháng) đã bằng một tô phở bò chất lượng. Nhưng chẳng hiểu lý do vì sao mà suốt hơn chục năm qua, bánh mì Huỳnh Hoa vẫn luôn giữ được chân khách, thậm chí là ngày càng nổi tiếng, giá cả cũng tăng theo tỷ lệ thuận.
Ổ bánh trước khi bắt đầu nhét nhân sẽ được nướng sơ qua lò than để vỏ bánh thêm nóng và giòn tan. Đầu tiên là Patê ở đây thuộc dạng siêu mịn, cảm giác như từng miếng gan đã được xay nhuyễn hết mức có thể nên chỉ cần nhìn vào là thấy ngay từng hạt gan nhỏ li ti hòa quyện hết vào nhau. Cứ quệt đến đâu là từng mảng Patê đi mướt đến đó. Bề mặt thì bóng bẩy, đỏ hồng trông cực kỳ quyến rũ. Còn mùi vị thì chắc chắn là “miễn bàn”.
Patê ở Huỳnh Hoa sinh ra là để ai nghĩ rằng không ăn pate vì sợ béo đều phải suy nghĩ lại. Không phải vì Patê ở đây không béo, bởi không béo thì làm sao ta có thể gọi nó là Patê?
Vấn đề là trong cái béo đó còn có cái thơm, hương vị đậm đà. Ngọt, mặn, ngậy, thơm,… tất cả quyện vào làm một, quan trọng là không có vị hắc, vì thế đã tạo nên nét độc đáo riêng cho món Patê Huỳnh Hoa. Patê ở đây ngoài là một thành phần không thể thiếu, thì nó còn là phần nền mềm mại mà “vững chắc”, giúp nâng đỡ và kích thích thêm vị giác cho các món ăn kèm khác.
Tuy nhiên ở bánh mì Huỳnh Hoa thì không thể nào không nhắc đến tổng hợp các loại thịt nguội, dăm bông, chả lụa, cách làm thịt bán bánh mì ngon sạch và khó cưỡng!
Chỉ mới nhìn lớp thịt nguội được xếp trong tủ thôi cũng đủ để bạn thòm thèm. Miếng thịt còn được cắt tỉa đều tăm tắp, độ dày vừa phải, nên khi xếp vào trong càng làm ổ bánh mì rất hấp dẫn. Đặc biệt vì tỉ lệ thịt và mỡ rất vừa phải nên không ngán. Nói là thịt nguội, thế nhưng ăn vào vẫn cảm nhận được vị ngọt và thơm từ mỗi miếng thịt.
- Tham khảo thêm: Kế hoạch, kinh nghiệm, vốn mở lò bánh mì sau 3 tháng có lãi
2. Bí quyết tạo nên thương hiệu bánh mì Nhân Ngãi
Là một thương hiệu nổi tiếng lâu năm của Đà Lạt, nên ngay từ khi có mặt ở Sài Gòn, bánh mì Nhân Ngãi đã gây được rất nhiều sự chú ý. Nhưng dù nổi tiếng đến đâu thì để tạo được chỗ đứng và nét lạ của mình ở giữa “rừng” bánh mì khác tại TP.HCM, hàng bánh mì này đã thay đổi phong cách, nâng tầm lên thành một cửa hàng khang trang hơn, thoát khỏi hình ảnh của món bánh mì truyền thống thường thấy ở các lề đường Sài Gòn.
Và thứ làm nên sự nổi tiếng của hàng bánh mì này tại thành phố sương mù đó là món bánh mì gà. Gà ở đây không phải nguyên miếng mà là được xé sợi. Không quá nhuyễn, cũng không quá to. Từng sớ thịt gà luôn nằm ở kích cỡ vừa phải. Đủ tạo độ bông mềm, không khô, khi ăn vẫn có thể cảm nhận được đó là thịt gà chứ không lẫn lộn với các loại thịt khác.
Cách nêm nếm gia vị của thịt gà cũng khỏi chê. Vì phong cách của hàng bánh mì này là không có quá nhiều rau củ. Các loại đồ chua, hành ngò đúng kiểu chỉ là điểm nhấn nhẹ giúp người ăn không bị ngán. Nên bù lại thì các món nhân chính lại đầy ụ như muốn trồi hẳn ra ngoài. Vì thế món chính phải vừa miệng, dù ăn nhiều đến đâu cũng không bị ngán mới khiến bạn còn hứng thú để “xử” tiếp một ổ tiếp theo.
Bên trong ổ bánh mì có rất nhiều nhân thịt gà, rau và cải chua chỉ là điểm nhấn giúp tăng thêm hương vị cho món nhân chính.Ổ bánh mì Nhân Ngãi còn có rất nhiều các cách làm nước sốt bánh mì bán khác nhau. Ngoài món bơ Mayonnaises trứng quen thuộc, còn có cả sốt ớt Đà Lạt, tương đặc do chủ quán tự làm. Chính các loại sốt này đã giúp ổ bánh mì Nhân Ngãi trở nên “độc quyền”.
3. Bí quyết tạo nên thương hiệu bánh mì Bảy Hổ
Thậm chí giá cả nó cũng tăng rất ít, chỉ khoảng 12.000 – 15.000đ/ổ. Dù đã thuộc hàng “cổ”, nhưng suốt bao nhiêu năm qua, người dân Sài Gòn và sống trong con hẻm Huỳnh Khương Ninh này vẫn rất yêu thích nó. Tất cả là nhờ vào món Patê và bơ đặc biệt mà gần 80 năm đến nay vẫn chưa bị “soán ngôi”.
Ta nói Patê ở đây đã gần 80 năm rồi mà vẫn chưa hề bị “soán ngôi”. Vì thế Patê gần như được xem là thành phần chính trong ổ bánh mì. Nó khác hoàn toàn so với các hàng bánh mì khác. Cách làm bánh mì pate ngon để bán này đã trở thành công thức gia truyền suốt 3 đời người. Nhưng dù thay đổi từ đời ông đến đời cháu thì món Patê vẫn không thay đổi nhiều, thậm chí là còn ngày càng thơm hơn.
Trên đây là những bí quyết mà các thương hiệu bánh mì nức tiếng Sài Gòn đang áp dụng. Nhiều người miền Bắc cũng đã nghe danh các thương hiệu bánh mì trên, tuy nhiên không có nhiều quán bánh mì ở miền Bắc làm theo được những bí quyết này. Hãy thử áp dụng những cách này với cửa hàng bạn ngay nhé.
Bạn đọc theo dõi tapchinhabep.net để tham khảo thêm nhiều bí quyết nấu nướng hơn được chúng tôi update mỗi ngày.
>> Mở lò bánh mì cần bao nhiêu vốn là tiết kiệm tối đa nhất?
_Lạ_