Giấm bỗng (hay dấm bỗng, bỗng rượu) là loại gia vị truyền thống của người miền Bắc, được sử dụng tương tự như giấm gạo. Sử dụng giấm bỗng an toàn hơn rất nhiều so với các loại giấm công nghiệp, cách làm giấm nuôi bằng rượu cũng không khó.
Cùng tapchinhabep.net tìm hiểu cách làm giấm từ bỗng rượu đơn giản, an toàn trong bài viết này nhé!
Giấm bỗng là gì? Giấm bỗng có phải cơm mẻ hay không?
Giấm bỗng là một sản phẩm phụ của hèm rượu để lên chua tự nhiên. Hèm rượu là phần xác cơm rượu. Giấm bỗng có vị chua do quá trình lên men , còn có hương rượu và ít độ cồn nên rất dễ đánh át mùi tanh của vài loại thịt cá…
Cơm mẻ (hay mẻ) có thành phần gồm: con mẻ, nấm men, vi khuẩn lên men acid lactic. Con mẻ là một loại tuyến trùng hữu ích mang tên Nematode, có kích thước rất nhỏ nhưng có thể nhìn thấy bằng mặt thường. Cơm mẻ có màu trắng đục và có vị chua nhưng hoàn toàn KHÔNG PHẢI là giấm bỗng.
Dưới đây là cách làm giấm nuôi bằng rượu nếp bạn hãy cũng tham khảo nhé!
Cách làm giấm nuôi bằng rượu tại nhà
Nguyên liệu
Thông thường thì giấm bỗng được làm từ bã rượu, nhưng trường hợp không có bã rượu bạn có thể thay bằng rượu nếp (cơm rượu) để làm giấm bỗng. Bạn cần chuẩn bị:
- Nước
- Rượu nếp cẩm hoặc nếp cái
Cách làm giấm từ bỗng rượu:
Bước 1: Hòa nước với cơm rượu cho loãng như cháo loãng, cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa 30 phút- 1 tiếng cho cơm rượu nát ra như cháo và để nguội. Bạn có thể dùng nồi áp suất để nấu cho cơm rượu nhừ hơn nhé!
Bước 2: Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh đậy kín bằng mảnh vải thô hoặc khăn sữa, buộc lại, để khoảng 2-3 tuần giấm bỗng lên men chua là có thể dùng được.
Bước 3: Khi giấm bỗng chua đủ thì cho vào chai đậy kín, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để làm chậm lại quá trình lên men. Nếu bạn tiếp tục để bên ngoài, giấm sẽ tiếp tục lên men và chua gắt không ngon.
Cách làm giấm từ bỗng rượu không hề phức tạp phải không nào? Tuy nhiên, trong quá trình ngâm giấm các chị em có thể mắc một số sai lầm nghiêm trọng, có thể gây hại đến sức khỏe.
Cảnh báo nguy hiểm từ giấm mẻ ngâm không đúng cách
Nguy cơ ung thư từ việc không phân biệt được chất lượng men
Giấm lên men không đúng cách sẽ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn, có thể khiến người ăn phải dễ dàng mắc bệnh ung thư. Nấm mốc lên men mới đem lại lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể, trong khi nấm mốc mọc lên ở cơm trước khi làm mẻ lại là mầm mống gây nên bệnh ung thư
→ Bạn cần phân biệt nấm mốc lên men trong quá trình hình thành giấm chua với việc nấm mốc hình thành trên cơm trước: Khi giấm bỗng bị nhiễm nấm mốc nguy hiểm sẽ có màu sắc lạ, không thơm, không có vị chua tự nhiên.
Ăn nhiều giấm cũng không tốt cho sức khỏe
Mặc dù giấm bỗng có tác dụng giải nhiệt nhưng việc ăn quá nhiều giấm mẻ chua sẽ khiến cơ thể dư thừa axit lactic → gây đau bụng, tiêu chảy, không có lợi cho tiêu hóa. Bệnh nhân bị loét dạ dày, đau dạ dày, chảy máu dạ dày không nên lạm dụng những món ăn có giấm mẻ.
Vậy sử dụng sao cho đúng cách? Dưới đây là một vài mẹo về cách sử dụng giấm cho các bà nội trợ:
- Nếu thấy có mốc đỏ hoặc mốc đen xuất hiện thì lấy ngay muỗng múc bỏ.
- Khi nấu thì lấy muỗng gạt bỏ lớp mặt qua một bên lấy phần dưới.
- Dùng khoảng nửa chén cơm mẻ nêm cho một nồi canh gia đình (khoảng 2 tô)
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này bạn sẽ thành công với cách làm giấm nuôi tại nhà, mang lại những bữa cơm ngon an toàn cho gia đình nhé!
Chúc các bạn thành công!