Thơm là loại quả rất thơm ngon, vị ngọt tính bình, có nhiều tác dụng tích cực trong điều trị các bệnh liên quan đến bài tiết và hô hấp. Hãy cùng tapchinhabep.net trả lời câu hỏi ăn thơm có tác dụng gì qua bài viết này nhé!

ăn thơm có tác dụng gì

Ăn thơm nóng hay mát?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi ăn loại quả này. Thực tế, thơm có tính bình, giàu viatmin C và chất xơ, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm sưng xương khớp, kích thích quá trình tuần hoàn mạch máu não. Trong quả thơm còn có chứa chất bromelain – đây là loại enzyme thủy phân protid giống như papain có trong đu đủ, giúp tăng mùi vị của món ăn cũng như giúp cho tiêu hóa dễ dàng hơn.

ăn thơm có tác dụng gì

Quay trở lại với thắc mắc của nhiều người về vấn đề ăn quả thơm nóng hay mát, các chuyên gia cho biết ăn thơm không hề nóng, trái lại nó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dễ tiêu hóa. Thơm được sử dụng nhiều trong các món ăn hàng ngày như món tráng miệng, nấu canh, làm sinh tố… thỏa mãn khẩu vị của nhiều người.

Tác dụng của thơm được kiểm chứng trong y học

Về thành phần hóa học, trong 100g thơm ta có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten, v.v…

Thơm không chỉ là loại quả mát mà nó còn có tác dụng không ngờ tới trong y học cụ thể là:

Thơm có vị chua, tính bình nên được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón rất tốt.

Chất bromelain có trong quả thơm và cuống thơm có khả năng tiêu hóa thực phẩm, làm giảm sưng tế bào bị tổn thương, giảm viêm sau quá trình giải phẫu.

Nước ép thơm được coi là chất lợi tiểu rất tốt.

Súc miệng nước ép thơm giúp giảm cơn đau viêm họng, nước ép lá thơm có tác dụng hạ sốt.

ăn thơm có tác dụng gì

Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của quả thơm có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Những người bị cao huyết áp nên ăn thơm để tránh nguy cơ tụ máu dẫn đến tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, ăn thơm hàng ngày sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, tăng hệ miễn dịch, chống viêm khớp,… và chống ôxi hóa, giúp cho chị em phụ nữ có làn da đẹp mịn màng.

Tác dụng của thơm với sức khỏe người dùng

Tốt cho tiêu hóa

Thơm là loại quả chứa nhiều chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ giúp cho việc tiêu hóa thức ăn, loại bỏ cholesterol dư thừa khỏi cơ thể. Ăn thơm hàng ngày có thể bảo vệ bạn khỏi một số vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, xơ vữa động mạch vành, táo bón hay huyết áp.

ăn thơm có tác dụng gì

Chống viêm và đau khớp

Viêm khớp là căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Thơm có khả năng làm giảm viêm khớp và đau khớp. Các bromalain trong thơm có thể phá vỡ các protein phức tạp. Ngoài ra chúng còn có tác dụng chống viêm, làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp.

Tăng hệ thống miễn dịch

Do chứa hàm lượng vitamin C cao, thơm có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Chúng hoạt động bằng cách kích thích các tế bào máu trắng và hoạt động như một chất chống oxy hóa để chống lại tác hại của các gốc tự do.

Gốc tự do là sản phẩm phụ nguy hiểm của sự trao đổi chất của tế bào, có thể gây tổn hại đến các cơ quan khác nhau và phá vỡ các tế bào khỏe mạnh, gây ra ung thư. Vitamin C từ thơm cung cấp cho cơ thể những thứ cần thiết để chống lại các tác nhân gây hại này.

ăn thơm có tác dụng gì

Ăn thơm có tác dụng gì?

Ngoài ra, vitamin C còn tạo ra collagen, là cơ sở protein thiết yếu của thành mạch máu, da, nội tạng và xương.Những lưu ý đặc biệt khi ăn thơm.

Những lưu ý khi ăn thơm

Không ăn thơm xanh

Thơm khi còn xanh chứa rất nhiều chất độc nguy hiểm mà các bác sĩ khuyến cáo không nên tiêu thụ thơm lúc này. Nếu ăn thơm xanh quá nhiều, có thể gây ra chứng nôn mửa, tiêu chảy nặng, một số trường hợp đã ghi nhận tử vong.

Không ăn thơm bị dập, nát

Thơm dập nát cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra ngộ độc và dị ứng cấp độ năng cho người tiêu thụ.

Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc thơm là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa thơm chín.

Do cây thơm mọc thấp, quả thơm nằm gần kề mặt đất, thêm nữa vỏ thơm xù xì, mắt ăn sâu vào thân quả nên nầm càng dễ bám.

ăn thơm có tác dụng gì

Trong quá trình thu hái, vận chuyển, quả thơm cũng thường được đổ đống dưới đất, nếu quả nào bị dập, úng, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong làm một số người ăn phải sẽ mắc bệnh.

Không ăn thơm khi đói

Ăn thơm vào lúc đói có thể dẫn đến say thơm. Khi say thơm hay ngộ độc thơm, có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút đến 1 giờ sau khi ăn thơm. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 – 3 giờ. Trường hợp nặng cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

ăn thơm có tác dụng gì

Thơm là loại quả rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều thơm có thể dẫn đến tình trạng ‘’ lợi bất cập hại’’, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí đe dọa cả tính mạng của con người. Vì thế, bạn chỉ nên ăn tối đa 1 quả thơm 1 ngày và không nên ăn thơm liên tục trong nhiều tuần. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn để trả lời câu hỏi ăn thơm có tác dụng gì?