Dừa được biết đến như một loại quả giải khát vô cùng tốt. Bên cạnh đó cùi dừa (cơm dừa) cũng được rất nhiều người sử dụng. Một câu hỏi được đặt ra của đa số mọi người đó là: Ăn dừa có béo không? Có nên ăn cùi dừa hay không? Để giải đáp thắc mắc đó, tapchinhabep.net sẽ cùng bạn tìm hiểu về ăn cùi dừa có béo không và liệu có nên ăn cùi dừa hay không trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách thắng dầu dừa nhanh bằng nồi cơm điện
- Cách làm và cách bảo quản nước cốt dừa trong 6 tháng mà không sợ bị hư
- Top 4 công ty cung cấp máy ép nước cốt dừa công nghiệp tốt nhất hiện nay
- Cách làm dừa dầm ngon thơm phức hương vị Hải Phòng
- Xuất hiện hình thức kinh doanh xe bán kem dừa Thái Lan tại Hà Nội
Ăn dừa có béo không?
Kinh nghiệm của hầu hết người giảm cân đó là: Muốn biết thực phẩm có gây béo hay không thì hãy xem dinh dưỡng mà nó mang tới là bao nhiêu?
- Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100g cùi dừa: Năng lượng: 354 đơn vị calo. Cùi dừa có chưa các chất dinh dưỡng: Chất đạm, tinh bột, đường, chất xơ thực phẩm, chất béo.
- Các loại Vitamin có trong cùi dừa: B1, B2, B3, B5, B6, B9, C,…
- Các loại khoáng chất có trong cùi dừa: Ca, Fe, Mg, P, K, Zn,…
Bởi trong cùi dừa có rất nhiều chất dinh dưỡng và loại chất béo thực trong dừa này có hàm lượng axit béo no cao. Khi vào cơ thể, sự chuyển hóa của chất béo này sẽ gây hại cho tim mạch. gây nguy cơ béo phì.
Vậy câu trả lời đó là: Ăn nhiều dừa sẽ gây béo.
>>> Ăn mì tôm có béo không? Tác hại của mì tôm mà nhà sản xuất giấu bạn
Có nên ăn cùi dừa hay không?
Mặc dù ăn cùi dừa có thể gây nguy cơ béo cao, nhưng câu trả lời cho câu hỏi có nên ăn cùi dừa hay không là có.
Như đã biết ở trên, trong cùi dừa chưa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin cũng như khoáng chất. Tác dụng có thể kể đến của cùi dừa đó là:
– Cung cấp chất xơ, tốt cho tim mạch: Cơm dừa rất giàu chất xơ. Chất xơ trong dừa hấp thụ vào cơ thể giúp loại bỏ được nhiều cholesterol xấu gây những bệnh về tim mạch như huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp,…
– Tăng cường chức năng não bộ: Các dưỡng chất trong cùi dừa non giúp bộ não được chăm sóc, giảm thiểu nguy cơ tiến triển của bệnh mất trí nhớ Alzheimer, cải thiện sự minh mẫn, an thần, tăng cường sự tập trung, tỉnh táo.
– Ngăn ngừa vô sinh ở nam giới: Ít ai biết rằng, cùi dừa non có thể giúp ngăn ngừa chứng vô sinh của phái mày râu nhờ lượng chất khoáng dồi dào trong thành phần dinh dưỡng của nó. Ăn cùi dừa giúp sản sinh selen cho đàn ông.
– Tốt cho hệ tiêu hóa: Ăn cùi dừa non có thể giúp chúng ta ngăn ngừa nhiều vấn đề về tiêu hóa như táo bón, viêm loét dạ dày, thành ruột, viêm đau đường ruột do vi khuẩn,… Cùi dừa non ăn khá an toàn, ít khi có tác dụng phụ.
Cái gì cũng sẽ có 2 mặt của nó. Do cùi dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng, nên cùi dừa rất tốt tuy nhiên lại không nên ăn quá nhiều. Để mang lại tác dụng tốt nhất, bạn nên ăn 1 cách vừa phải, hợp lý.
Cách ăn cùi dừa để không béo
Đối với người bình thường, mỗi tuần chỉ nên dung nạp 1 – 2 lần cùi dừa non vào cơ thể. Mỗi lần nhiều nhất là 100g.
Còn những trường hợp bệnh nhân đái tháo đường, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người dễ tăng cân hoặc bị béo phì, có tiền sử béo phì, người bị rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, người mắc chứng suy nhược… thì nên hạn chế tối đa, hoặc không ăn cùi dừa, vì sẽ làm cho tình trạng cơ thể thêm xấu đi.
Vậy với bài viết trên, bạn có thể trả lời câu hỏi ăn cùi dừa nhiều sẽ gây béo, tuy nhiên nên ăn cùi dừa bởi nó chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Để đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên ăn 2 lần 1 tuần, mỗi lần tối đa 100g.
>>> 1kg lạc ép được bao nhiêu dầu? Cách sử dụng và bảo quản đơn giản nhất <<<