Vào những ngày Tết chúng ta thường muối củ kiệu để ăn, nhưng nó thật là nhàm chán nếu như năm nào chúng ta cũng chỉ ăn 1 món như vậy. Chính vì vậy, sau đây tapchinhabep.net sẽ chia sẻ với bạn cách làm kim chi củ kiệu siêu ngon, siêu giòn, siêu đơn giản dành cho ngày Tết bận rộn.
Củ kiệu có phải là củ hành không?
Có rất nhiều bạn nghĩ rằng củ kiệu là củ hành bởi vì nhìn bề ngoài của chúng khá là giống nhau, nhưng thực thế đây là 2 loại củ khác nhau.
Kiệu là một loài cây thuộc họ hành. Củ và thân có màu trắng, hình trái xoan thuôn, lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ. Điểm khác nhau của cụ kiệu và củ hành là thân lá của củ kiệu dẹt và nhỏ hơn lá của củ hành. Do đó, khi mua bạn nên để ý quan sát để tránh bị mua nhầm.
Vậy chọn củ kiệu như thế nào để được món ăn ngon? Sau đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một vài mẹo mua củ kiệu:
- Bạn nên chọn củ kiệu nhỏ vừa phải để khi muối gia vị sẽ thấm đều và nhanh hơn. Không nên chọn củ kiệu quá to khi ăn sẽ rất cay, có mùi hăng mạnh và không ngon.
- Chọn những củ có màu trắng đều, tươi xanh và có thắt eo rõ ràng để món ăn đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Tránh mua những củ xước, dập nát và lá đã bị héo.
Hướng dẫn cách làm kim chi củ kiệu cho ngày Tết
Nguyên liệu làm chi chi củ kiệu
- Củ kiệu: 1kg
- Ớt bột: 3 muỗng canh
- Nước mắm: 3 thìa canh
- Muối hạt: 200g
- Đường: 2 muỗng canh
- Gừng: 1 nhánh
- Tỏi: 1 củ
- Lá hẹ: 1 bó
- Tro bếp
Cách làm kim chi củ kiệu
Bước 1: Sơ chế củ kiệu
Bạn có thể mua loại củ kiệu có lá hoặc loại đã cắt lá. Đối với loại còn lá thì bạn cắt phần lá để riêng, lấy phần củ để tiếp tục chế biến.
Hòa tan tro bếp với nước, thả kiệu vào và ngâm qua đêm. Nếu không có tro thì bạn có thể ngâm củ kiệu với muối từ 2 – 3 tiếng.
Sau đó bạn vớt kiệu ra cắt phần rễ và đuôi, rửa sạch. Lưu ý: Không cắt phần đầu phạm vào trong nếu không kiệu sẽ ngấm nước mà mất đi độ giòn của kiệu.
Tiếp theo, nếu có thời gian bạn có thể ngâm kiệu với nước đá trong 2 tiếng để kiệu ngon và giòn hơn, rồi vớt ra để ráo.
Bước 2: Làm sốt kim chi
Đầu tiên, lá kiệu đã cắt ở trên, bạn rửa sạch, rồi cắt khúc 3 – 5 cm. Tương tự như vậy với hẹ.
Tỏi, gừng làm sạch vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
Sau đó, cho tất cả gia vị đã chuẩn bị vào tô cùng các nguyên liệu vừa sơ chế, đảo đều đến khi chúng quyện vào nhau. Vậy là hoàn thành phần sốt cho món ăn.
Bước 3: Tiến hành làm kim chi
Cho củ kiệu ra một chậu vừa sạch, sau đó đổ sốt vừa chế biến lên, đảo đều để các gia vị ngấm kĩ vào củ kiệu. Sau khi trộn xong bạn cho vào hộp thủy tinh, đậy kín nắp, tầm 1 – 2 hôm củ kiệu sẽ “chín” và bạn có thể ăn được.
Chỉ với 3 bước đơn giản mà chúng ta đã hoàn thành xong món kim chi củ kiệu rồi đấy.
Tại sao củ kiệu lại được ưa chuộng đến vậy?
Cây kiệu được trồng ở khắp nơi trên đất nước, người ta thường sử dụng củ kiệu để làm dưa muối chua, dùng làm gia vị tạo nên các món ăn thơm ngon.
Ngoài ra củ kiệu còn là một vị thuốc vô cùng hiệu quả trong chữa trị nhiều loại bệnh. Bởi củ kiệu có tác dụng thông dương, thông hoạt lợi, hành khí, giảm đau, làm ấm bụng, chữa viêm mũi mãn tính, chữa sưng đau khớp, chữa đau bụng, tức ngực khó thở,…
Với những công dụng tuyệt vời mà củ kiệu mang lại thì thật dễ hiểu khi nó lại được ưa chuộng đúng không nhỉ!
Trên đây là cách làm kim chi củ kiệu ngon, giòn và rất đơn giản dành cho bạn. Hy vọng bạn thành công với món ăn này và chia sẻ cho bạn bè xung quanh.