Một cốc nước dâu tây vào những ngày hè nóng nực quả thật là rất tuyện vời phải không nào. Không chỉ là loại đồ uống giải nhiệt mà dâu tây còn là thức uống rất thơm ngon và bổ dưỡng dành tặng cho người thân hay bạn bè. Hãy cùng tapchinhabep.net tìm hiểu cách làm dâu tây ngâm đường ngay bây giờ nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
Dâu tây: Có nhiều loại dâu trên thị trường hiện nay nhưng loại dâu phù họp để ngâm nhất là loại dâu tây của Đà Lạt, hiện đang bày bán rất nhiều ỏ siêu thị.
Đường phèn: 500gram, hoặc có thể dùng đường cát trắng với số lượng tương tự.
Một chiếc bình thủy tinh nhỏ.
Cách sơ chế dâu và nguyên liệu
Dâu Đà Lạt các bạn rửa sạch, lúc rửa không quá mạnh tay để tránh cho trái dâu bị dập. Rửa dâu hai đến ba lần, nếu kỹ các bạn có thể xen kẽ thêm 1 lần ngâm nước muối cho an toàn. Để khoảng nửa tiếng cho dâu ráo sạch nước trước khi qua bước tiếp theo. Cắt bỏ phần cuống trái dâu và xẻ đôi trái dâu để dâu khi ngâm mau ngấm đường và tan nhanh hơn.
- Bình thủy tinh rửa thật sạch và phoi nắng cho thật khô, dùng khăn khô lau cho thật sạch bình trước khi ngâm.
- Tỉ lệ là 1kg dâu sẽ tương tương với 500gram đường để tránh dâu ngâm ít đường quá lên men nhiều và bị hư.
- Đường phèn chúng ta cán nhiễn để quá trình tan chảy diễn ra mau hơn.
Cách làm dâu tây ngâm đường
- Lấy bình thủy tinh và cho vào một lớp đường phèn ở dưới cùng.
- Sau đó xếp lên một lớp dâu tây và lại một lớp đường, cứ thể xen kẽ nhau cho đến khi đầy lọ thủy tinh.
- Trên cùng chúng ta rải thêm một lớp đường dày nữa.
- Đậy nắp bình thủy tinh lại và để trong nhà nơi thoáng mát khoảng 5 – 7 ngày cho đến khi dâu tan hết.
- Sau đó ta đem gạn hết phần xác, phần cái của trái dâu đã bị tan và bỏ, chỉ lấy phần nước dâu với đường đã tan.
- Đem nước dâu đó cho vào nồi và đun với lửa nhỏ tầm 20 phút cho đến khi nước cốt dâu hơi sánh lại thì dừng ( bước này để tránh dâu bị lên men thêm khi để lâu nên các bạn nếu dùng liền có thể bỏ qua cũng được )
- Để nguội và có thể sử dụng được rồi.
Cách dùng
Đập đá vào ly và cho nước cốt dâu vào khuấy đều rồi dùng là tuyệt vời rồi, có thể thêm chút nước sôi để nguội nếu bạn không muốn uống ngọt.
Với cách làm món dâu Đà Lạt ngâm đường này thì bạn hoàn toàn có thể ngâm dâu trong đường thay vì để cho dâu khoảng 5 – 7 ngày cho tan hết thì các bạn để qua ngày hoặc 1 – 3 ngày lúc này dâu mới tan một phần và cũng có nước cốt dâu rồi, các bạn múc hỗn hợp gồm trái dâu đà lạt, nước cốt dâu đà lạt đó vào ly, đập đá và khuấy lên rồi dùng cũng rất ngon.
Dâu tây không chỉ là thúc uốn giải nhiệt mà còn giúp bổ gan thận, lợi tiểu.
Cách bảo quản siro dâu tây ngâm đường
Sau khi chế biến siro dâu tàm thì việc tiếp theo là bạn nên tìm hiểu về các bảo quản siro sao cho dùng lâu nhất. điều quan trọng nhất khi bảo quản là tránh để siro tiếp xúc vói ánh nắng vì có thể làm siro bị hỏng. Điều kiện lí tưởng để bảo quản siro là noi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ khoảng dưới 25 độ C.
Yêu cầu thành phẩm siro dâu tây
Món siro dâu tây( nước dâu tây ngâm duong phải sánh đặc, có mùi thơm của gừng và mùi chua thanh của dâu tây. Nếu ngâm đúng cách thì siro sẽ có màu đỏ đậm, pha nuớc cho ra màu hồng tím, uống không bị chua cũng không bị gát, không quá ngọt, quá khé vị đường mà chỉ thanh thanh, khi pha cho thêm đá thì sẽ rất ngon.
Cách dùng siro dâu tây hiệu quả
Ngày uống 1-2 lần sau mỗi lần hoạt động thể dục xong ( có thể cho thêm đá để uống sẽ rất thom ngon).
Ngoài pha trực tiếp với nước thì bạn có thể làm sinh tố dâu tây cũng rất thơm ngon nữa nhé!
Vào những ngày hè nóng nực mà có 1 cốc nước dâu tây giải khát thì thật tuyệt phải không nào. Đặc biệt thức uống tuyệt ngon này lại không mất nhiều công sức chế biến, chỉ mất 1 -2 phút là bạn đã có đồ uống cho gia đình và bạn bè rồi!
>> Cách làm dâu dầm sữa đặc – món ngon cực nhiều lợi ích cho sức khỏe
Xem thêm: