Sữa chua là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng sẽ bị biến chất (hay còn gọi là bị hỏng) và trở nên có hại nếu bạn không biết cách bảo quản sữa chua. Vì vậy, tapchinhabep.net sẽ hướng dẫn các bạn cách bảo quản sữa chua và những báo hiệu nhận diện sữa chua bị hỏng nhé.

Cách bảo quản sữa chua

Vì sao chúng ta cần biết cách bảo quản sữa chua?

“Các sản phẩm như sữa chua, nước uống lên men,… Gặp nhiệt độ cao sẽ bị oxy hóa và có thể sinh ra chất mới có hại cho con người khi sử dụng”. Đây là nhận định của Tiến Sĩ Trần Văn Ký – phụ trách chuyên môn của Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam.

Thật vậy, nếu ăn phải sữa chua bị hỏng. Bản thân người ăn sẽ gặp phải các tình trạng như: co thắt dạ dày, tiêu chảy, ói mửa,.. Đối với những người bị đau dạ dày thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn.

Nguyên nhân chúng ta cần biết cách bảo quản sữa chua

Chính vì vậy, dù sữa chua làm tại nhà hay mua ngoài. Bạn đều phải áp dụng đúng cách bảo quản sữa chua sao cho hợp lý và kinh nghiệm bảo quản sữa chua đúng cách giúp tăng thời gian sử dụng.

Cách bảo quản sữa chua

Cùng tapchinhabep.net tìm hiểu cách bảo quản của các loại sữa chua nhé!

1. Cách bảo quản sữa chua bledina

Sữa chua bledina không khác so với cách bảo quản sữa chua nestle. Cả hai loại sữa chua nhập khẩu từ Pháp này đều không cần bảo quản bằng tủ lạnh nếu nhiệt độ ngoài trời không quá 25 độ C. Điều cần chú ý duy nhất ở hai loại sữa chua này là đều cần phải tránh để ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Cách bảo quản sữa chia bledina

Tham khảo:  Sữa chua th true milk cho bé

2. Cách bảo quản sữa chua không đường

Thực chất tất cả các loại sữa chua được sản xuất ra dù có đường hay không có đường đều phải được bảo quản dưới tiêu chuẩn nhiệt độ nhất định. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, sữa chua nên được bảo quản trong tủ lạnh với nền nhiệt từ 6 – 8 độ C là phù hợp nhất.

Cách bảo quản sữa chua không đường

Thêm vào đó, thời gian sữa chua giữ được độ dinh dưỡng cao nhất là 1 tuần sau khi mua. Vì vậy, bạn nên chú ý tới thời gian sử dụng của sữa chua nhé.

3. Cách bảo quản sữa chua nếp cẩm

Sữa chua nếp cẩm là sự trộn hài hòa giữa nếp cẩm và sữa chua. Do đó, việc bảo quản nếp cẩm cũng rất cần thiết. Nếp cẩm sẽ khiến người ăn bị đau bụng, đầy hơi và khó tiêu nếu như không được bảo quản đúng cách.

Cách bảo quản sữa chua nếp cẩm

Bạn nên bảo quản nếp cẩm bằng cách đựng nếp cẩm vào hộp thủy tinh (hoặc hộp sứ) đựng thức ăn và để vào ngăn mát. Đừng quên thời gian sử dụng của nếp cẩm chỉ trong khoảng từ 3 – 5 ngày sau khi làm nhé.

4. Cách bảo quản sữa chua ăn dở

Đối với trường hợp sữa chua đã bị bóc ra và chưa hết. Điều bạn cần làm để bảo quản là giữ lại miếng giấy bạn của hộp sữa chua rồi đậy lại và để tủ lạnh dưới nhiệt độ từ 6 – 8 độ C. Hoặc là đổ sữa chua ăn dở vào hộp thủy tinh đã vệ sinh sạch sẽ và cũng để vào ngăn mát.

Cách bảo quản sữa chua ăn dở

Lưu ý rằng sữa chua ăn dở chỉ có thể bảo quản tối đa trong 2 ngày. Nếu bạn không ăn nốt kịp thời, chắc chắn sữa chua sẽ bị hỏng.

Các dấu hiệu sữa chua đã bị hỏng

Để tránh những trường hợp đáng tiếc vì ăn phải sữa chua đã hỏng, các bạn hãy lưu ý tới những dấu hiệu dưới đây để kịp thời không sử dụng nữa nhé.

1. Sữa chua có mùi hôi

Mùi hôi báo hiệu sữa chua bị hỏng rất giống với mùi hôi của sữa tươi bị hỏng. Vì vậy, trước khi ăn nếu phát hiện ra mùi hôi tỏa ra từ sữa chua thì hãy dừng lại ngay kẻo lại rước những chất độc hại vào trong người.

2. Sữa chua bị vón cục

Nếu bạn phát hiện những cục sữa chua bị đông lại, cho dù khuấy đều một lúc nhưng vấn không có dấu hiệu lỏng mịn trở này thì chắc chắn đó là sữa chua bị hỏng và không thể nào sử dụng được nữa.

Sữa chua bị vón cục

Xem thêm: Sữa chua uống nên uống lúc nào mới đúng?

3. Phát hiện nấm mốc trên bề mặt sữa chua

Bạn bóc hộp sữa chua của mình ra và đột nhiên thấy những đốm có máu trắng, nâu hoặc xanh xuất hiện bên trong sữa chua thì chắc chắn chúng chính là do nấm mốc gây ra. Không nghi ngờ nữa, hộp sữa chua này cần phải bỏ ngay lập tức.

Phát hiện nấm mốc trên bề mặt sữa chua

4. Quá hạn sử dụng

Trên thực tế, sữa chua khi đã quá hạn trong vòng một tuần nhưng vẫn chưa có các dấu hiệu bên trên thì vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, lúc này độ dinh dưỡng trong sữa chua đã không còn cao nữa.

Trong trường hợp này, thay vì bỏ đi bạn cũng có thể sử dụng để làm một chiếc mặt nạ dưỡng da cho chính bạn. Đừng nghĩ nó có hại nhé, thực chất nếu để dùng làm mặt nạ thì nó chứa rất nhiều dinh dưỡng đấy.

Hãy dùng bông tẩy trang để thoa đều lớp sữa chua lên mặt vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này có tác dụng giữ cho da mềm mịn, trắng sáng và tăng cường độ ẩm cho da nhất là với mùa đông.

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã nắm rõ cách bảo quản sữa chua tại nhà rồi nhé. Chúc các bạn có một sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất!

-M-

Sữa chua cho bé 5 tháng tuổi và những điều người mẹ nào cũng phải biết