Làm cơm cháy gạo lứt cần trải qua 4 quá trình: nấu cơm, sấy cơm cho khô, chiên để cơm cháy giòn hơn và hút chân không đóng gói bảo quản. Trong đó, sấy khô cơm cháy là giai đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cơm cháy. So với trước đây thì phương pháp sấy cơm cháy đã thay đổi và phát triển hơn rất nhiều. Nếu bạn đang muốn kinh doanh cơm cháy thì hãy cùng tapchinhabep.net tìm hiểu thêm về công đoạn đặc biệt này nhé.
Bước chuyển mình của phương pháp sấy cơm cháy xưa và nay
Trước đây, công nghiệp, khoa học kĩ thuật chưa phát triển như bây giờ thì bà con nông dân vẫn chủ yếu sản xuất cơm cháy bằng cách phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Đây là cách DUY NHẤT để làm khô cơm cháy. Với người nông dân thì đó chính là công đoạn vất vả nhất bởi thời gian phơi lâu, lại cần phơi giữa trời nắng nóng thì cơm cháy mới nhanh khô được.
Nếu hôm nào trời mưa thì coi như không thể làm được gì, sản xuất bị ngưng trệ. Hơn nữa, việc phơi ngoài trời không có gì che đậy sẽ bị bụi bặm, ruồi muỗi bâu vào khiến cơm cháy bị mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nếu cứ giữ cách thức sản xuất như thế này thì bà con vừa vất vả mà lời lãi cũng chả được bao nhiêu.
Vì vậy, thay đổi phương pháp sấy cơm cháy là điều cần thiết để giúp người dân tăng năng suất đồng thời không còn chịu ảnh hưởng quá nhiều của thời tiết nữa. Công ty Khánh Ngọc là một trong những đơn vị cung cấp cơm cháy gạo lứt chia sẻ rằng thay vì phơi cơm cháy như trước đây, hiện công ty đã chuyển hướng sang đầu tư hệ thống tủ sấy xoay mang lại nhiều lợi ích vượt trội.
Với nhiều kích cỡ khác nhau, người dân có thể lựa chọn dòng tủ phù hợp với nhu cầu sản xuất của mình. Mỗi khay cho năng suất từ 3 đến 4kg, thời gian sấy rút ngắn xuống chỉ còn 4 đến 6 giờ tùy thuộc vào độ dày của cơm cháy, nhanh hơn rất nhiều so với việc phơi ngoài trời.
Chủ cơ sở cũng cho hay, từ ngày sử dụng tủ sấy thì lượng nhân công giảm xuống, công nhân cũng đỡ vất vả hơn nhiều. Nhưng điều quan trọng nhất mà doanh nghiệp quan tâm đó chính là cơm cháy được bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm bởi quá trình sấy hoàn toàn khép kín. Công việc sản xuất của công ty không còn bị gián đoạn, đảm bảo cung cấp đủ lượng cơm cháy ra ngoài thị trường.
Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu có cao nhưng lợi ích kinh tế mang lại sau này lại vô cùng lớn. Nếu như trước đây phơi cơm cháy ngoài trời có thể mất 1 đến 2 ngày cơm mới đạt yêu cầu để đem đi chiên thì giờ đây, trong một ngày có thể làm ít nhất 3 đến 4 mẻ, năng suất tăng lên gấp nhiều lần.
Từ đó mà việc kinh doanh của công ty cũng dần trở nên tốt hơn và đi vào quỹ đạo ổn định so với hồi đầu bắt tay vào làm. Thay đổi phương pháp sấy cơm cháy đã mở ra một cơ hội mới cho công ty Khánh Ngọc. Những chia sẻ tích cực này có thể sẽ giúp ích rất nhiều người đang có ý định sản xuất và kinh doanh cơm cháy.
Muốn làm cơm cháy ngon thì đừng coi thường công đoạn sấy
Sấy là công đoạn tiếp theo sau khi nấu cơm và tạo hình cơm cháy. Sở dĩ đây là giai đoạn quan trọng nhất bởi việc sấy giúp cố định hình dạng của cơm cháy đồng thời giúp cơm khô nhanh mà vẫn đảm bảo vệ sinh, tiết kiệm thời gian chế biến.
Trong quá trình sấy, nếu không để ý nhiệt độ sấy cũng rất dễ khiến cơm không đạt yêu cầu. Nếu sấy ở nhiệt độ cao quá thì sao? Sấy không đủ nhiệt thì dẫn đến tình trạng gì?
Thông thường, nhiệt độ sấy cơm cháy dao động trong khoảng 80ºC. Cài đặt nhiệt độ quá cao sẽ khiến bên ngoài cơm khô nhưng bên trong vẫn còn ướt, cơm dễ bị mốc từ trong ra. Còn nếu không đủ nhiệt độ sẽ làm kéo dài thời gian sấy, giảm năng suất của máy. Như vậy là đủ để hiểu sấy cơm cháy phức tạp như thế nào, chỉ cần không chú ý thôi là có thể làm ảnh hưởng đến tất cả chất lượng cơm cháy.
Chuyển đổi phương pháp sấy cơm cháy là điều cần thiết trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hãy luôn đồng hành cùng tapchinhabep.net để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích bạn nhé.
–BTT–