Đối với những bố mẹ lần đầu có con, sẽ có một danh sách dài những việc nên làm và không nên làm trong việc nuôi dạy con, đặc biệt là lúc trẻ còn sơ sinh. Dưới đây là 6 lời khuyên – những điều không nên làm với trẻ sơ sinh mà tapchinhabep.net gửi đến bạn để chăm sóc con 1 cách tốt nhất cũng như giúp trẻ có sự phát triển toàn diện nhất!
- Không bày quá nhiều đồ đạc xung quanh nơi con ngủ
Nhiều bậc cha mẹ thường sắm( hoặc được tặng) rất nhiều búp bê gấu bông hay đồ chơi, bày la liệt quanh giường thậm chí quá gần với tầm mắt tầm với của con và nghĩ rằng mình đã chiều chuộng con bằng việc cho nó nhiều đồ chơi. Tuy nhiên, cách làm này cũng vô tình khiến trẻ không có không gian để lẫy và bò cũng như phát triển các khớp chân tay. Nguy hiểm hơn có thể đây là nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ chân tay SIDS.
- Quá lo lắng với khả năng nói của con
Bố mẹ nhiều người thường nóng lòng khi thấy con ô a không rõ âm, đặc biệt nhiều người còn nóng vội khi những đứa trẻ cùng lứa đã có thể nói sõi thành âm hoặc chữ như bố, bà, mẹ , ăn….
Hãy đừng quá lo lắng ! Vì khả năng nói của mỗi trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tất cả những âm ô a, bắt chước theo bố mẹ đều là những phản xạ tự nhiên và là cả một quá trình phát triển phát âm và giao tiếp bằng âm thanh của bẹ.
Thông thuờng, trẻ khoảng 9- 10 tháng đã bắt đầu có thể biết nói những âm đầu, được coi là thành tiếng rõ ràng . Và cho đến 1 tuổi, quá trình này vẫn tiến triển tùy theo sự tiếp xúc, động viên hay kiên nhẫn giao tiếp với con.
- Không chú ý tới việc làm vệ sinh nướu lợi và khoang miệng cho con
Vì trẻ chưa mọc răng, nhiều cha mẹ chủ quan với việc giữ vệ sinh khoang miệng cho trẻ. Điều này hoàn toàn không tốt. Khu vực nướu lợi và tia lưỡi rất cần làm sạch thường xuyên sau khi uống sữa hoặc nghịch đồ chơi.
Nếu không làm vệ sinh khoang miệng, các vi khuẩn tích lại nhiều ngày có thể dẫn đến khoang miệng nhiễm khuẩn hoặc trẻ khóc do cảm giác khó chịu.
- Luôn nghĩ con có thể ngủ đúng giờ ngay lập tức
Các bậc cha mẹ lần đầu có con thuờng mắc phải điều này, dẫn đến khó điều chỉnh thời gian cho mình và cho con. Trên thực tế, cho dù ru trẻ ngủ, trẻ chưa vào giấc sâu ngay lập tức. Bố mẹ sẽ phải kiên nhẫn một khoảng thời gian nhất định để bé thực sự ngủ ngon. Và cũng đừng mong trẻ có thời gian biểu “đều như vắt chanh”! Có thể bé sẽ ngủ ngày thức đêm, hoặc ngủ thành nhiều giấc . Vì thế bố mẹ cùng “luân phiên” chăm con là điều rất cần thiết.
- Lạm dụng xe tập đi
Sai lầm của hầu hết các bậc phụ huynh là cho rằng xe tập đi có thể giúp cho con đi nhanh hơn và chân chắc khỏe hơn. Trên thực tế thì ngược lại. Sử dụng xe tập đi có thể làm xương cổ chân vốn chưa cứng cáp sẽ phải gồng nhiều hơn. Hơn nữa, chỉnh chiều cao xe không đúng mức còn dễ làm trẻ bị khuỳnh chân hay vòng kiềng. Bố mẹ không nên lạm dụng xe tập đi mà hãy cân đối thời gian chơi và thời gian ngồi xe tập đi của trẻ.
- Chủ quan với những cơn ho của trẻ
Nhiều cha mẹ thường chủ quan khi con ho râm ran nhiều ngày nhưng không quá trầm trọng hoặc chỉ nghe rõ khi con khóc, nên không đưa con đi khám và xin tư vấn từ bác sỹ. Nhưng bố mẹ không biết những cơn ho của trẻ nhỏ, đến từ nhiều nguyên nhân và cũng có những hậu quả khôn lường. Ho ở trẻ nhỏ có thể do nằm quá gần quạt, hoặc máy điều hòa phả hơi trực tiếp hoặc quá lạnh, do không khí ô nhiễm, thiếu o-xi hoặc cũng có thể là “mồ hôi trộm” do trẻ được ôm ấp quá kỹ đến mức đổ mồ hôi, và tạo hiệu ứng ngược gây cảm lạnh và ho.
Vì vậy, đặc biệt cẩn trọng khi trẻ nhỏ có triệu chứng ho và đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu gặp phải tình trạng ho dai dẳng hoặc cơn ho kéo dài. Tuyệt đối không được chủ quan chỉ nghe lời của người thân hay ông bà mà không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng.