Có một sự thật rằng cách làm riêu cua vô cùng đơn giản. Bất kể những chị em “ghét bếp” như thế nào cùng sẽ làm được nếu học theo cách này. Cùng Tapchinhabep.net tìm hiểu ngay nhé!
Tip nhỏ trong cách làm riêu cua
Quan trọng nhất là khâu chọn cua. Bạn gặp khó khăn trong cách chọn cua ngon, nhiều thịt? Để đơn giản hóa cách làm riêu cua, Tapchinhabep mách bạn nên mua túi cua đã xay sẵn có bán trong siêu thị. Bạn không nên mua cua ngoài chợ rồi nhờ người ta xay vì không đảm bảo vệ sinh.
Còn nếu bạn chọn cua đồng tươi thì cũng lưu ý: nên chọn những con cua sống, nhỏ khoảng bằng ngón tay cái thì sẽ ngọt và thơm, không bị tanh.
Sau khi lọc xong cua, bạn nhớ phải đun ở mức lửa nhỏ để cua đóng thành từng tảng, không bị vỡ nát và quan trọng nhất là khi sôi không bị trào ra ngoài.
Món riêu cua không nên quá nóng và quá nguội, sau khi nấu xong, bạn để khoảng 15 – 20 phút rồi ăn là vừa. Bạn có thể làm món canh mát ngày hè hay ăn với bún đều rất ngon.
Cách làm riêu cua đơn giản nhất
Bước 1: Chuẩn bị cua
Cua của mình đã xay rồi nên mình không có phần chọn và xay cua. Mình sẽ bắt đầu từ bước lọc cua. Vì cua xay gồm cả phần thịt cua và phần vỏ cứng nên cần phải lọc kĩ để loại bỏ các vỏ cứng này, nếu không khi ăn sẽ có sạn.
Cho cua xay vào bát tô lớn (Nếu để ngăn đông nên để ra ngoài khoảng 15 phút cho tan hết đá). Cho 1 bát nước (không cho quá nhiều vì sau này còn cần cho thêm). Hòa cho cua tan trong nước rồi lọc qua rây/ rá. Phần thịt cua nhẹ sẽ trôi qua rây theo nước. Phần vỏ cua sạn đọng lại trong rây. Dùng tay bóp kỹ phần cua đọng lại trong rây để thịt cua được lọc hết.
Hòa phần cua đọng lại này với 1 bát con nước, lọc thêm 1 lần nữa rồi bỏ phần vỏ cua đi. Phần nước lẫn thịt cua vừa lọc xong nên lọc lại thêm 2 – 3 lần để hết hẳn sạn.
Có nhiều cách lọc cua khác nhau. Có người không lọc qua rây mà chỉ quấy cho thịt cua hòa vào trong nước rồi chắt lấy phần nước lẫn thịt này. Các bạn có thể tùy chọn hoặc kết hợp cả hai cách (chắt lấy nước cùng thịt cua trước rồi lọc sau…)
Bước 2:
Cho phần nước có thịt cua vào nồi. Để lửa vừa. Quấy đều và nhẹ nhàng để thịt cua không bị lắng xuống đáy nồi (sẽ bị cháy). Khi nước trong nồi bắt đầu nóng, có hơi bốc lên thì ngừng quấy. Tiếp tục nấu ở lửa vừa, thịt cua sẽ chín và đóng lại thành từng miếng trong nồi.
Dùng thìa hớt phần thịt cua này ra, cho vào bát rồi chắt bớt nước đi. Thịt sẽ dính lại thành tảng to. Lưu ý: Có thể để thịt cua lại trong nồi nhưng sau này khi cho thêm các nguyên liệu khác như cà chua và nêm nếm sẽ cần quấy nhiều, nếu để thịt cua lại trong nồi, thịt cua sẽ dễ bị vỡ, không đóng thành miếng đẹp được.
Bước 3:
Đun nóng 1 thìa canh dầu ăn trong chảo, đợi dầu nóng già thì cho hành khô vào phi thơm. Cho 3/4 số cà chua vào chảo, thêm 1 thìa café bột gia vị hoặc muối & 1/2 thìa cafe bột nghệ. Cho gạch cua vào, để lửa to xào nhanh tay khoảng 2-3 phút, sao cho cà chua chín mà vẫn giữ được gần nguyên miếng (Bạn có thể xào riêng cà chua ở một nồi khác sau đó cho vào sau).
Vị thanh thanh đậm đà của nước dùng, vị tươi ngon của những cọng bún, vị béo ngậy và ngọt lịm của gạch cua chắc chắn sẽ tạo nên một hương vị rất riêng cho món bún riêu cua. Thông thường món riêu cua thường cho thêm đậu phụ đã chiên vàng và ăn với bún vào những ngày hè nóng bức.
Nếu các bạn đã từng thích món ăn này nhưng không biết có thể tự tay làm được hay không thì tại sao ngay từ bây giờ không tự mình ra chợ để chọn nguyên liệu tươi được cung cấp mang về và vào bếp để thực hiện các quy trình như được hướng dẫn, tin chắc rằng bạn sẽ thành công với món ăn này.
Chúc bạn thành công!
– Nguyễn Ánh –