Mâm ngũ quả vào ngày Tết đến là 1 phong tục lâu đời có từ thời cha ông chúng ta để lại. Mâm ngũ quả có nhiều ý nghĩa khác nhau thế nhưng tất cả đều hướng đến những điều tốt đẹp sẽ xảy đến ở năm tiếp theo. Cách chưng mâm ngũ quả ngày Tết ở từng vùng miền cũng rất khác nhau và mỗi loại quả đều có những ý nghĩa riêng của nó.
Hãy cùng với tapchinhabep.net tìm hiểu thêm về những việc chúng ta thường mắc phải khi trưng bày mâm ngũ quả cũng như cách bài trí phù hợp trong bài viết sau đây.
Những sai lầm thường mắc phải khi bài trí mâm ngũ quả ngày Tết
Bài trí mâm ngũ quả quá sớm khiến quả nhanh chín
Đây là lỗi mà các gia đình nhất là với những người lần đầu tiên bài trí mâm ngũ quả thường hay mắc phải. Bình thường vào tối 30 trên bàn thờ của chúng ta đã có sẵn các loại hoa quả trên mâm ngũ quả rồi. Thế nhưng nhiều nhà thường có thói quen trưng bày những loại quả này từ rất sớm từ những này 25-28.
Việc này khiến cho mâm ngũ quả của chúng ta nhanh chóng bị héo hơn. Do việc rửa hoa quả từ sớm sẽ khiến quả nhanh chóng bị héo và thối hơn. Tốt hơn hết chúng ta nên mua hoa quả sát ngày và lúc nào bày biện thì mới cần phải rửa. Nếu như muốn rửa sạch thì phải lấy giẻ để lau thật khô thì mới để được.
Sai lầm vì không hiểu được ý nghĩa của các loại quả mà mua tùy tiện
Theo quan niệm xưa mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành và những loại màu cần phải có đó là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tương tự với màu, đen, đỏ, xanh, trắng vàng.
Mâm ngũ quả thường phải có chuối xanh tương tự như là mệnh mộc của ngũ hành. Nải chuối nó như 1 bàn tay để che chở cho gia đình đùm bọc hạnh phúc với nhau. Rồi sau đó mới cho tiếp các loại quả còn lại lên trên nải chuối xanh này.
Ở bên trên nải chuối chúng ta nên bày quả phật thủ màu vàng là tốt nhất. Nếu như không có thì tìm mua quả bưởi cũng được. Phật thủ là loại quả để được rất lâu và rất đẹp. Mâm ngũ quả có loại quả này nhìn sẽ trang trọng hơn rất nhiều. Để quả phật thủ đẹp nhất chúng ta phải chọn quả không được xước dù chỉ là 1 chút và phải dùng rượu để lau mình quả này.
Trên nữa là màu đỏ ta thường chọn quả dưa hấu là dễ nhất ý nghĩa nhất. Màu trắng thì dùng quả lê quả đào. Màu đen thì dùng mận, hồng xiêm…
Cách chưng mâm ngũ quả ngày Tết theo từng vùng miền khác nhau
Mâm ngũ quả của miền Bắc
Mâm ngũ quả của miền Bắc chúng ta bố trí theo ngũ hành như trên và mâm này có đầy đủ các màu như đỏ, đen, xanh, vàng, trắng.
Thông thường một mâm ngũ quả sẽ có các loại quả như là chuối xanh, bưởi vàng, quả hồng, cam, lê. Ngoài ra người ta thường không để những quả xù xì lên trên bàn thờ bao giờ cả như là quả chôm chôm, dứa…
Hiện nay thường nhiều người sẽ bày nhiều hơn số lượng 5 quả ở trên ban thờ thế nhưng để đúng với truyền thống thì điều này là không nên.
Mâm ngũ quả theo kiểu miền Trung
Miền Trung thường có thói quen đón Tết từ những ngày 20 tháng chạp. Cả gia đình quây quần bên nhau vào cuối năm cùng nhau dọn dẹp mua sắm Tết. Vùng đất này trước kia là xứ nghèo và cằn cỗi thế nên ở nơi đây mâm ngũ quả cũng không cầu kì như ở miền Bắc.
Mâm ngũ quả miền Trung đơn giản nhất và không quan trọng là loại quả gì cả, cũng không quá quan trọng hình thức mà chỉ cần cái tâm sáng và miễn hoa quả tươi là được rồi. Các loại quả thường có ở trên mâm cỗ miền Trung như là Thăng long, chuối, sung, cam, dứa…
Khám phá mâm ngũ quả của người dân miền Nam
Ở vùng đất có nhiều loại quả phong phú này người ta quan niệm chỉ cần “Cầu – sung- vừa – đủ – sài” 1 năm sung túc đầy đủ cùng với các loại quả như là Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài đúng như quan niệm ở trên.
Ở đây còn có 1 tục rất hay liên quan đến cách gọi tên các loại quả người ta thường kiêng như sau:
- Kiêng Chuối: Vì tên gọi giống chúi nghĩa là chúi xuống thể hiện sự làm việc thất lại
- Lê, táo như là lê lết, không thành công
- Lê, táo: Lê lết, làm ăn dễ đổ bể, dễ thất bại
- Cam quýt: Quýt làm cam chịu
Tục lệ ở Việt Nam ở 3 miền dù có khác nhau thế nhưng cách chưng mâm ngũ quả ngày Tết đều hướng đến lòng thành kính. Với bí quyết này mong 1 năm mới hạnh phúc hơn nhiều so với những năm trước.