Nói đến con giấm sữa chua Kefir, chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn bỡ ngỡ về nó phải không nào? Nhưng sau khi biết rõ hơn về con giấm sữa chua Kefir này, chắc chắn bạn sẽ rất thích thú và muốn tìm hiểu cách làm sữa chua cái từ con giấm sữa chua Kefir này đấy. Hày cùng tapchinhabep.net khám phá cách làm sữa chua bằng con sữa chua thôi nào!

Cách làm sữa chua cái

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc và công dụng của con sữa chua Kefir nhé.

Con sữa chua Kefir là gì? Nguồn gốc từ đâu?

Chúng là một loại vi sinh vật sống cộng sinh với nhau theo từng đám. Kefir còn có tên gọi khác là nấm sữa Tây Tạng, con giấm sữa chua, con nấm sữa,… Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy bởi đây chính là một loại nấm tuyết ở Tây Tạng được một người Việt Nam xin giống và mang về nuôi.

Con sữa chua Kefir

Chính vì những công dụng tuyệt vời của nấm Kefir nên chúng đã được người Việt ta tiếp tục nuôi cấy và sử dụng khá phổ biến cho tới bây giờ.

Tại sao phải làm sữa chua cái bằng nấm Kefir

So với sữa chua làm men cái được mua ở siêu thị, tuy cùng sản sinh và cung cấp các lợi khuẩn có ích cho cơ thể nhưng nấm Kefir lại sở hữu thêm các vi khuẩn có lợi khác mà sữa chua thông thường không có như Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species,…

Sữa chua làm từ Kefir

Chính vì lý do trên nên đã có rất nhiều người tìm hiểu cách nuôi men sữa chua, cách nuôi giấm sữa, cách nuôi sữa chua cái. Và tất nhiên, khi bạn sử dụng sữa chua cái được lên men từ Kefir thì các món sữa chua được chế biến sau này như: sữa chua nha đam, sữa chua nếp cẩm, sữa chua uống,… cũng sẽ tốt và bổ ích cho cơ thể hơn rất nhiều.

Cách làm sữa chua cái từ con nấm sữa Kefir

Tapchinhabep.net sẽ bật mí cho bạn một sự thật cực kỳ thú vị. Cách nuôi con giấm sữa chua chính là cách làm sữa chua cái, cách làm sữa chua bằng con giấm.

Sữa chua làm từ con nấm Kefir

Tuy nhiên tapchinhabep.net sẽ hướng dẫn các bạn cách làm con sữa chua, cách làm con giấm sữa, cách nuôi con yaourt ở bài viết sau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ đề cập tới cách làm sữa chua cái.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 10 gram nấm Kefir (bạn có thể tìm mua trên shopee hoặc các nơi khác).
  • 1 lít sữa tươi tiệt trùng không đường hoặc ít đường.

B1: “Tắm” cho con nấm sữa chua Kefir

Bạn cần tắm cho chúng bởi vì khi người bán giao hàng cho bạn những con nấm Kefir thì chúng đều được ngâm trong sữa chua hoặc sữa tươi. Vì vậy, trước khi bạn sử dụng, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho chúng bằng nước đun sôi để nguội hẳn.

Tắm cho nấm kefir

Theo đó, bạn chuẩn bị chiếc dây lọc đã được vệ sinh sạch sẽ. Đổ những con nấm lên và chờ chúng róc hết sữa tươi từ lần trước ra. Giữ nguyên rây lọc, bạn ngâm chúng vào nước sôi để nguội và lắc nhẹ sao cho sữa tươi hết bám lên chúng. Lặp lại khoảng 2 lần là được nhé.

B2: Vệ sinh dụng cụ để chuẩn bị ủ sữa chua cái

Bởi con nấm Kefir là một trong những loài rất mỏng manh và dễ chết nên bạn cần vệ sinh kỹ các dụng cụ trước khi sử dụng chúng. Cụ thể bạn nên tráng qua bình thủy tinh bằng nước nóng trước khi dùng để ủ sữa chua.

Vệ sinh dụng cụ làm sữa chua

Ngoài ra, thìa dùng để xúc các con Kefir phải là thìa gỗ hoặc thìa nhựa và cũng được tráng qua bằng nước sôi.

B3: Cách lên men sữa chua cái

Bạn cho các con giấm Kefir vào bình thủy tinh trước rồi đổ 1L sữa tươi tiệt trùng vào sau. Dùng khăn xô của em bé đã được rửa sạch hoặc băng gạc vết thương khổ lớn và dây chun để bịt kín miệng bình.

Để ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ trong vòng từ 35 – 48 tiếng là bạn đã hoàn thành mẻ sữa chua cái từ con giấm sữa chua rồi nhé! Ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của sữa chua là được.

Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện

Cuồi cùng, bạn dùng rây lọc để tách sữa chua và con Kefir ra. Phần sữa chua cái bạn cho vào bình thủy tinh rồi bảo quản bằng tủ lạnh hoặc sử dụng luôn như một hũ sữa chua không đường đều được.

Đối với các con nấm, nếu bạn có nhu cầu làm sữa chua tiếp thì nên giữ lại và nuôi chúng. Nếu không, bạn hãy đem bán hoặc vứt chúng đi.

Trên đây là cách làm sữa chua từ con sữa chua, cách làm men sữa chua. Hy vọng các bạn đã nắm rõ các bước làm và hãy thật cẩn thật đọc kỹ những chú ý trong từng bước làm để tránh các con Kefir bị chết nhé.

Chúc các bạn thành công.