Bánh chưng là món ăn có lịch sử lâu đời trong nền ẩm thực truyền thống của nước ta. Sự tích bánh chưng, bánh giầy nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của chiếc bánh này. Câu chuyện được cha ông ta kể lại từ đời này sang đời khác. Bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh giầy tượng trưng cho trời. Vậy nên, hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, nhà nhà lại nô nức gói bánh chưng.
Bánh chưng quen thuộc là thế nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong một chiếc bánh liệu có thừa khi ăn quá nhiều? Cùng tapchinhabep.net tìm hiểu rõ hơn về câu hỏi bánh chưng bao nhiêu calo nhé!
Calo là gì?
Calo ( hay kcal,cal) là một đơn vị đo năng lượng có trong thức ăn, đồ uống phục vụ nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Nếu như trong quá trình ăn uống, hàm lượng calo nạp vào cơ thể dư thừa sẽ chuyển hóa thành các chất béo dự trữ. Thường xuyên ăn quá nhiều mà không vận động sẽ khiến bạn bị tăng cân và không kiểm soát được cân nặng. Tùy vào lượng calo mà cơ thể cần mà bạn nên ăn uống, vận động cho hợp lý.
Bánh chưng bao nhiêu calo?
Thành phần chính của bánh chưng
- Gạo nếp thơm
- Thịt ba chỉ
- Đậu xanh
- Hạt tiêu
Thưởng thức món bánh chưng được gói bằng lá dong xanh mướt, thơm thơm mùi nếp quyện cùng hương vị béo ngậy của thịt mỡ đậu xanh thì khó ai có thể cưỡng lạ được. Nhiều nơi còn ăn kèm bánh chưng và mật để thêm phần ngọt ngọt cho ngày Tết.
Calo trong 100g bánh chưng
Dựa vào bảng thành phần thực phẩm Việt Nam được công bố bởi Bộ Y tế trong 100g bánh chưng gồm có:
- 344 calo trong gạo nếp
- 328 calo trong đậu xanh
- 260 calo từ thịt lợn
- 231 calo từ hạt tiêu
Tổng cộng trong 100g bánh chưng chứa 1163 calo. Trung bình 1 chiếc bánh chưng nặng kg tương đương calo.
Ăn bánh chưng có béo không?
Hàm lượng calo mỗi người cần bổ sung vào cơ thể là khác nhau nhưng trên thực tế, trung bình ở nữ giới khoảng 1800- 2000 calo, nam giới khoảng 2200- 2500 calo. Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh chưng khá cao, vậy nên mỗi bữa ăn, bạn chỉ nên ăn 1/8 – 1/4 chiếc bánh chưng.
Chắc hẳn rằng đến đây thì bạn đã tìm được đáp án cho mình. Bánh chưng rất giàu dinh dưỡng, lượng tinh bột và đường rất cao nên nếu bạn đang muốn giảm cân hay đang ăn kiêng thì nên hạn chế món ăn này.
Lưu ý khi ăn bánh chưng để không bị tăng cân
Chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc trưa
Bánh chưng thích hợp nhất là ăn trong bữa sáng và bữa trưa. Bởi lúc này cơ thể vẫn phải hoạt động nhiều giúp tiêu hao bớt năng lượng. Khi ăn bánh nên ăn vừa phải, nếu gói bánh thì nên sử dụng nhân thịt nạc thay cho thịt mỡ. Vậy không nên ăn bánh chưng vào buổi tối rất dễ gây chướng bụng, khó tiêu, dễ bị tích lũy và chuyển hóa thành mỡ thừa.
Ăn bánh chưng kèm dưa hành muối chua
Ăn kèm bánh chưng với dưa muối, hành muối chua giúp tiêu hóa nhanh hơn, tránh được việc tăng cân. Tuy nhiên, những người có các bệnh lý về cao huyết áp, tim mạch không nên ăn các loại rau, quả muối chua vì đây là thực phẩm chứa hàm lượng muối cao.
Nếu ăn bánh chưng trong những ngày Tết bạn không nên ăn thêm các món giàu tinh bột khác như cơm, xôi nếp, bánh mì. Ngoài ra, cũng nên hạn chế các món chiên, xào trong bữa ăn đó để đảm bảo lượng calo cung cấp vào cơ thể. Lượng tinh bột dư thừa cũng khiến cho cơ thể bạn tăng cân khó kiểm soát.
Không nên ăn bánh chưng rán
Bất kỳ thực phẩm chiên rán nào cũng không có lợi cho sức khỏe, bánh chưng cũng vậy. Ăn bánh chưng rán rất dễ gây đầy bụng. Vào những ngày Tết, đồ ăn thức uống nhiều, lại ăn thêm bánh chưng rán thì rất dễ tăng cân. Bản thân bánh chưng đã chứa nhiều chất béo, khi rán bằng dầu mỡ thì lượng chất béo sẽ còn tăng cao hơn.
Đặc biệt không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận. Đặc biệt người có tiền sử dạ dày không nên ăn bánh chưng rán, có thể làm cho bệnh lý càng nặng hơn.
Hi vọng rằng bài viết này có thể giúp các chị em phụ nữ phần nào trả lồi được câu hỏi:” Bánh chưng bao nhiêu calo?”
>>> Tham khảo thêm:Các món ăn làm từ khoai lang giúp mọi chị em giảm cân có thân hình đẹp.