Khi mang thai, việc cung cấp đủ vitamin và chất dinh dưỡng từ thực phẩm là rất cần thiết. Tuy nhiên, đối với một số loại thực phẩm, bà bầu phải thận trọng trong chế biến và ăn uống để không gây hại cho bản thân và thai nhi. Một trong các loại thực phẩm mà các chị em đều băn khoăn đó là món sứa. Vậy hãy cùng tapchinhabep.net giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: Bà bầu có ăn được nộm sứa không?
Giá trị dinh dưỡng của sứa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các món ăn từ sứa rất bổ dưỡng, không gây ngán, dễ ăn. Đặc biệt, nộm sứa thường được sử dụng vào mùa hè giúp thanh nhiệt, giải độc, ăn cùng với chẻo chấm sứa thì rất tuyệt vời
Những người thể trạng yếu thì có thể dùng sứa để nấu với xương heo để bồi bổ. Và phụ nữ sau sinh nếu thiếu sữa thì cũng có thể dùng thịt sứa tươi nấu canh ăn mỗi ngày để tăng tiết sữa hiệu quả. Trong thịt sứa có chứa protein, chất béo, canxi, đường, sắt, i-ôt, B1, B2,…Chứa nhiều chất như vậy nhưng liệu các bà bầu có ăn được hay không?
Bà bầu có ăn được nộm sứa không?
Bà bầu CÓ ăn được nộm sứa
Xét về giá trị dinh dưỡng thì không ai có thể phủ nhận được hàm lượng dưỡng chất dồi dào mà sứa mang đến cho bà bầu thai nhi. Bởi vậy, một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trong 9 tháng mang thai bà bầu có thể ăn được nộm sứa và các món ăn khác được chế biến từ sứa. Song cần ăn đúng theo hướng dẫn của các chuyên gia.
Đặc biệt, vào mùa hè bà bầu ăn nộm sứa giúp giải nhiệt rất tốt. Theo y học phương Đông, bà bầu ăn nộm sứa có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn trong những tháng cuối thời kỳ mang thai.
Bà bầu ăn sứa còn có tác dụng phòng chữa bệnh phổi, ho có đờm, hen suyễn… Khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ sứa bà bầu sẽ không cần sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh nữa.
Bà bầu KHÔNG nên ăn sứa
Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng khác khuyến nghị bà bầu không nên ăn gỏi, thịt sống trong thời kỳ mang thai. Trong đó, sứa cũng được xem là một món gỏi sống. Bởi nộm sứa không được chế biến thông qua nhiệt độ.
Với những bà bầu bụng yếu có thể dễ bị lạnh bụng, đau bụng sau khi ăn thịt sứa. Một số đối tượng có sức đề kháng kém hoặc cách chế biến sứa không đúng cách có thể gây ra ngộ độc.
→Cách làm sứa trộn – Cách trộn sứa cực nhanh, giòn sần sật
Trong các xúc tua của sứa có chứa rất nhiều các tế bào châm được gọi nematocyst – các tế bào này nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tua. Các xúc tua này được sử dụng để tự vệ và bắt mồi.
Vì các xúc tua này chứa độc nên rất dễ có thể gây độc khi đi vào cơ thể bà bầu do chế biến không đúng cách. Vậy nên, rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bà bầu không nên ăn sứa trong thời kỳ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.
Với một số bà bầu muốn ăn sứa trong thời kỳ mang thai thì chỉ nên ăn một lượng nhỏ và ăn sứa được chế biến chín, chế biến đúng cách.
Theo các chuyên gia y tế, để tránh ngộ độc sứa biển thì khâu sơ chế và chế biến đúng cách là vô cùng quan trọng. Khi chế biến cần chú ý ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn chua. Khi thịt sứa đã chuyển sang màu vàng nhạt thì có thể đem đi chế biến thành các món ăn yêu thích.
→ Bạn đã biết cách sơ chế sứa tươi an toàn tại nhà chưa?
Lưu ý quan trọng
Trong trường hợp ăn sứa ép khô thì bà bầu cần phải biết cách làm sứa khô đó là rửa sạch, vệ sinh thật sạch để tránh sứa còn lưu trữ lại các hóa chất độc hại. Hơn thế nữa, bà bầu nên mua sứa ở những cơ sở uy tín, mua sứa tươi. Vì sức khỏe của thai nhi và của bà bầu thì phải luôn quan tâm cách chế biến chúng cho đúng cách và trước khi ăn nộm sứa bà bầu nên hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng nhé.
Với những thông tin còn chưa rõ ràng như vậy, lời khuyên tốt nhất cho các bà bầu là nên hạn chế ăn để tránh trường hợp không hay xảy ra. Thức ăn dinh dưỡng cho bà bầu có rất nhiều, bạn nên có thực đơn riêng cho mình nhé!