Những câu chuyện cổ tích là phương pháp giúp trẻ phát huy được trí não, khả năng lắng nghe, ghi nhớ hình ảnh, cũng như ảnh hưởng đến sức sáng tạo và thói quen đọc sách của trẻ cho đến khi trưởng thành. Truyện cổ tích cho bé 3 tuổi sẽ là những cuốn sách gối đầu giường suốt cả tuổi thơ của bé.
Ở những độ tuổi khác nhau của trẻ mà bố mẹ hãy lựa chọn loại truyện phù hợp với độ tuổi. Trẻ từ 8 tháng tuổi hãy chọn những cuốn truyên có những hình ảnh minh hoạt để có thẻ kích thích phát huy những khả năng tưởng tượng của mình. Trẻ lớn hơn 18 tháng khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ đang dần hoàn thiện, “hãy trò chuyện cùng bé” mô tả những hình ảnh có trong những truyện, mô tả và nhận xét về hành động, lời nói của các nhân vật.
Hãy cùng tapchinhabep.net tham khảo ngay 3 mẩu truyện cổ tích cho bé 3 tuổi hay nhất nhé!
Top 3 truyện cổ tích cho bé 3 tuổi hay nhất
1. Cô bé quàng khăn đỏ
Ngày xửa ngày xưa, trong một ngôi làng nhỏ ven rừng có một cô bé xinh xắn, dễ thương. Cô bé luôn đem lại niềm vui cho mọi người, nên được cả làng yêu quý. Nhưng bà là người yêu cô bé nhất. Có thứ gì đẹp, có món ăn nào ngon, bà đều dành cho cháu gái. Bà còn cặm cụi may cho cô bé một chiếc khăng choàng, có cả mũ màu đỏ rất đẹp.
Cô bé thích chiếc khăn lắm, đi đâu cô cũng quàng. Mọi người ngắm nhìn cô bé với cái khăn phấp phới, tung tăng chạy nhảy đều mỉm cười:
– Ôi, cô bé quàng khăn đỏ đáng yêu quá!
Từ đó “Cô Bé Quàng Khăn Đỏ” đã trở thành tên gọi thân thương của cô. Một hôm, mẹ bảo Cô Bé Quàng Khăn Đỏ:
– Con gái yêu ơi, bà đang bị mệt. Mẹ đã chuẩn bị quà, con mang đến biếu bà nhé. Được gặp con, bà sẽ mừng lắm đấy. Trên đường đi, con nhớ phải cẩn thận!
Cô bé ngoan ngoãn vâng lời mẹ, xách làn đi ngay. Nhà bà ở trong rừng, từ làng đến nhà bà là một quãng đường khá xa. Cô Bé Quàng Khăn Đỏ vừa hát vừa nhảy tung tăng trên con đường vắng. Nhưng cô bé chưa đi được bao xa thì gặp lão sói già. Khăn Đỏ chưa bao giờ gặp sói, cũng không biết sói già là con vật độc ác và rất nguy hiểm, nên cô bé chẳng hề sợ hãi.
…
2. Chú thỏ thông minh
Đây là một lựa chọn hay trong những truyện kể cho bé trước khi đi ngủ. Mẹ có thể biến tấu câu chuyện này theo rất nhiều hướng khác nhau, làm sao để bé cảm thấy mỗi lần được nghe là mỗi chuyến phiêu lưu mới.
Chẳng hạn như mở đầu câu chuyện những câu hỏi như: Con có biết loài vật nào thông minh nhất không? Con có biết con gì chạy nhanh nhất không, hay Con gì có cái tai dài, mắt đỏ, lông trắng?
Tiếp đến, hãy dùng giọng kể và cách diễn đạt của mình để đọc truyện cho bé nghe:
“Trong khu rừng nọ có một chú thỏ con sống cùng mẹ. Ngày nào thỏ cũng chạy ra bờ sông uống nước. Trước khi đi, chú được nghe mẹ nhắc:
Con phải cẩn thận nhé vì cáo cũng hay ra sông dạo chơi lắm đấy!
Một ngày nọ, vừa mới cúi xuống mặt sông chuẩn bị uống nước, thỏ con bất ngờ thấy cáo. Cáo ta ra vẻ thân thiện nói:
Chào thỏ con, lên lưng anh cõng vào rừng hái nấm và hoa nào!
Thỏ con hơi lo lắng, nhưng chú nhanh trí nghĩ ra một mẹo. Chú trả lời cáo:
Ôi thế thì thích quá anh Cáo ơi, chờ em về nhà lấy mũ đội che nắng đã nhé!
Nói rồi Thỏ con nhanh nhẹn chạy ù về nhà. Thỏ con kể lại câu chuyện gặp Cáo cho mẹ nghe. Thỏ mẹ ôm Thỏ con vào lòng, khen con thông minh và nhanh trí.
3. Cuộc thi trong rừng
Trong một khu rừng có rất nhiều bạn động vật sống cùng với nhau. Một hôm các bạn ấy tổ chức một cuộc thi về giọng nói. Ai có một giọng nói khỏe nhất.
Phần đầu tiên là đứng lên biểu diễn của bạn Chó. Bạn Chó đừng lên và và cất giọng sủa “Gâu… gâu… gâu…”. Các bạn khác hỏi: “Giọng bạn như vậy có gì hay?”. Bạn Chó đáp: “Giọng của tớ là hay và khoẻ nhất. Buổi tối khi mọi người đi ngủ tớ sẽ thức để trông nhà. Nếu có người xấu vào nhà, tớ chỉ cần sủa lên họ sẽ sợ hãi mà chạy thật xa”. Các bạn khác gật gù ra vẻ đồng ý.
Tại sao nên đọc truyện cổ tích cho bé 3 tuổi?
Thiết lập quan hệ gần gũi giữa cha mẹ và con trẻ
Trong quá trình nuôi dạy con khi kể chuyện cho bé trước khi ngủ, cha mẹ thường dùng các ngữ điệu phù hợp theo từng lời thoại các nhân vật trong truyện, bé rất thích thú. Vào những lúc này, bé và cha mẹ sẽ thường xuyên chia sẻ nhiều hơn các câu chuyện hằng ngày như: hôm nay con đi nhà trẻ chơi gì, ăn gì, học gì. Những câu chuyện cổ tích sẽ giúp bé dễ dàng chia sẻ với bố mẹ hơn, bố mẹ cũng hiểu hơn về cuộc sống và cách suy nghĩ của con mình.
Là một phương pháp giáo dục tâm lý hành vi trẻ
Ngoài ra mỗi một mẩu truyện khi mẹ kể chuyện cho bé ngủ luôn có ý nghĩa riêng và bài học đơn giản. Các mẹ có thể đố con để con tự suy nghĩ và vận động. Sau đó các mẹ nhận xét và phân tích kỹ hơn các bài học cho con. Đây là một phương pháp giáo dục định hướng tốt về tâm lý và hành vi sau này.
Giúp trẻ có khả năng tư duy logic và sáng tạo nhiều hơn
Trẻ tiếp xúc với các câu chuyện trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, có những giấc mơ đẹp đẽ, phát triển đa chiều theo mỗi cách sáng tạo của trẻ. Trẻ phát triển được kỹ năng tư duy đọc hiểu rất tốt cho việc học tập trên lớp sau này.
Nhờ kể chuyện cho bé trước khi ngủ, trẻ sẽ biết lắng nghe, biết cách đoán các sự việc sẽ xảy ra tiếp đó, biết tư duy sắp xếp các sự việc theo trình tự và tăng khả năng ghi nhớ.
Hỗ trợ kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp hình thành dựa trên lời nói, chữ viết và ngôn ngữ cơ thể. Kể chuyện bé nghe trước khi ngủ sẽ đưa cho con các làm sao để nói chuyện và giao tiếp với mọi người, qua chính những thảo luận giữa con và các bạn trên lớp về câu chuyện được kể vào mỗi tối.
Con có thể tự kể lại chuyện cho các bạn mình nghe, dùng ngôn ngữ và cử chỉ để diễn tả sinh động, giúp con tăng sự tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh hơn.
Chúc các bạn thành công!
Quỳnh Trang