Trong thời gian gần đây, các bà nội trợ đang có xu hướng tự làm giấm tại nhà thay vì lựa chọn hàng pha sẵn vì lo ngại về chất lượng. Bài viết này của tapchinhabep.net sẽ tổng hợp các cách làm giấm tại nhà, giúp bạn có thể tự làm từ những nguyên liệu dễ kiếm nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!

cách làm giấm táo

Tổng hợp các cách làm giấm ngon từ nguồn nguyên liệu dễ kiếm

1. Cách làm giấm gạo truyền thống

Nguyên liệu

  • Gạo: 2 kg
  • Men bia: 800 gram
  • Đường trắng: 800 gram
  • 4 quả trứng gà
  • Vải mỏng và mịn có thể lọc được bã
  • Bình ngâm giấm

Sơ chế gạo: Gạo đem nấu thành cơm, đổ thêm khoảng 3l nước sôi để nguội, bỏ vào trong tủ lạnh ngâm qua đêm.

cách làm giấm gạo

Các bước thực hiện

→ Vắt sạch nước cơm bằng vải mỏng

→ Pha nước cơm với đường. Cứ 4 bát nước cơm: 2 bát nước đường và khuấy đều

→ Đun sôi hỗn hợp nước trên ngọn lửa nhỏ khoảng 40 phút rồi tắt bếp, để nguội

→ Trộn men bia với nước vừa đun

→ Sau 4 tuần, đem hết lượng giấm trong bình đun sôi với 4 lòng trắng trứng gà

→ Dùng rây lọc sạch cặn trứng, cho giấm vào chai bảo quản

cách làm giấm gạo

Đây là cách làm giấm tại nhà phổ biến nhất vì bạn có thể tận dụng được gạo ngay trong căn bếp của nhà mình

2. Giấm táo giảm cân

Nguyên liệu

  • Táo
  • Đường
  • Nước lọc
  • Bình thủy tinh ngâm giấm
  • Vải sạch để lọc

Bạn có thể chọn táo ta, táo mèo, táo Tàu đều được. Tuy nhiên, nên chọn những quả táo còn tươi, cầm chắc tay sẽ giúp giấm táo có vị thơm, để được lâu hơn.

cách làm giấm gạo

Sơ chế táo: Táo ngâm khoảng 30 phút với nước muối loãng và rửa sạch, bổ đôi táo, giữ nguyên hạt

Cách thực hiện

→ Đun sôi nước, đợi nguội đến khoảng 40 độ C, pha với đường theo tỷ lệ 4 nước: 1 đường

→ Đổ nước ngập qua táo khoảng 5cm

→ Phủ lên bên trên bình một lớp vải mỏng sạch

→ Sau 1 tuần- 10 ngày, gạt bỏ lớp nấm men nổi lên và lọc sạch giấm

→ Để các hũ giấm trong bếp thêm khoảng 6 tuần trước khi dùng

Giấm táo có màu vàng và trong gần giống với mật ong, có hương thơm nhè nhẹ vị chua. Giấm táo pha với mật ong là loại nước uống hỗ trợ giảm cân đặc biệt tốt.

cách làm giấm gạo

3. Làm dấm chuối thơm ngon

Giấm chuối có vị chua thanh và hương thơm dịu, mùi chua của giấm chuối cũng không quá nồng hay quá gắt, dùng để pha nước hay nấu ăn đều ngon.

Nguyên liệu

  • Chuối chín: 8 quả 
  • Đường cát trắng: 100g
  • Nước dừa (lấy từ 1 trái)
  • Rượu trắng: 100ml
  • Nước lọc: 5l

Cách sơ chế chuối: Bóc vỏ chuối, bổ đôi chuối theo chiều dọc. Trong trường hợp quả chuối không quá lớn, bạn có thể để nguyên cả quả.

cách làm giấm chuối

Các bước thực hiện

→ Cho nước dừa, chuối, rượu trắng, vào bình và đổ nước ngập và để chừa khoảng 5cm

→ Đóng nắp chặt, bảo quản nơi thoáng mát, không có ánh nắng và đợi sau khoảng 50 ngày 

→ Sau 50 ngày, chiết giấm ra ngoài nhưng vẫn giữ nguyên con giấm và xác chuối

→ Pha nước đường theo tỷ lệ 4 nước: 1 đường, đổ vào trong bình, để chừa 5 cm

→ Sau khoảng 15 ngày, chiết nước giấm và vớt con giấm ra ngoài

→ Tiếp tục pha nước đường

cách làm giấm chuối

Thực hiện liên tục như vậy, bạn đã có giấm chuối thơm ngon cho gia đình rồi!

Những lưu ý trong cách làm giấm ăn tại nhà

Không nên đậy chặt

Khi đậy hũ các bác nên bịt bằng 1 lớp vải mỏng hoặc nilon đục lỗ vì con giấm phải “thở” không thì con giấm sẽ chết và hũ giấm của bạn sẽ bị hỏng.

Chọn bình ngâm giấm

Không nên ngâm giấm bằng bình nhựa vì axit trong giấm có thể làm mòn bình → Nên chọn bình thủy tinh để ngâm. Bình ngâm phải được rửa sạch, để khô giúp tránh sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Thường xuyên theo dõi bình giấm

Trong quá trình lên men, bình giấm có thể xuất hiện những loại nấm mốc có hại cho sức khỏe, vì vậy bạn cần phải thường xuyên theo dõi và loại bỏ ngay chúng.

Những công dụng đặc biệt của giấm

Giấm ăn được sử dụng rộng rãi trong việc chế biến các món ăn, một số loại đồ uống hay bảo quản thực phẩm như:

  • Làm gia vị: giấm được sử dụng để làm nước chấm , chế biến sốt cho các món salad hay món nộm.
  • Tạo vị chua : Vì đặc tính lên men, giấm được nêm vào canh hay nước lẩu để tạo vị chua. 
  • Sơ chế thực phẩm : cho thêm một chút giấm khi ngâm hoa quả, rau có thể tiêu diệt được một số loại vi khuẩn nguy hiểm như E. coli và Salmonella .
  • Bảo quản thực phẩm tốt nhờ giấm: Giấm có khả năng làm chậm hoạt động của vi khuẩn → thường được dùng như chất bảo quản thực phẩm.

cách làm giấm chuối

Ngoài việc được sử dụng giấm để chế biến hay bảo quản thực phẩm, giấm làm thủ công còn được khuyến khích sử dụng cho những người mắc một số bệnh như: bệnh tim, ho, đường trong máu, rối loạn tiêu hóa…

Sử dụng an toàn, dễ làm, có nhiều tác dụng chữa bệnh đặc biệt. Còn chần chờ gì nữa, hãy thực hiện ngay các làm giấm tại nhà thôi! Chúc các bạn thành công!