Không chỉ là một món ăn kèm với phở thơm ngon, tỏi ngâm giấm còn có một vài tác dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tỏi ngâm giấm ăn trị bệnh gì? Tỏi ngâm giấm để được bao lâu? Cách làm tỏi giấm như thế nào?… Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết này của tapchinhabep.net!
Tỏi ngâm giấm ăn trị bệnh gì?- Tác dụng của giấm tỏi
Trong tỏi có chứa protein, carbohydrates, các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,… Cứ 100g tỏi sẽ có khoảng 150g calo →Theo một nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia: Tỏi có công dụng đặc biệt tốt trong việc phòng ngừa một số bệnh như:
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, xuất huyết não
Ăn tỏi thường xuyên giúp giảm cholesterol bám trên thành mạch, giúp hòa tan các protein gây tắc nghẽn mạch máu từ đó giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tốt cho những người mắc bệnh tim mạch.
Giảm nguy cơ ung thư
Tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Những người thường xuyên ăn tỏi tỉ lệ bị ung thư da và ung thư dạ dày thấp hơn 60% so với những người không thường xuyên ăn.
Trị cảm cúm
Sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Ăn tỏi thường xuyên tránh cảm cúm hoặc nhiễm các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Những người có sức đề kháng yếu nên ăn tỏi thường xuyên.
Tốt cho người mắc bệnh xương khớp
Phụ nữ ăn tỏi giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đặc biệt, những người mắc bệnh về xương khớp, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.
Tỏi ngâm trong môi trường axit, sẽ kích thích các thành phần dược lí trong tỏi. Hay nói cách khác Giấm ngâm là loại thực phẩm CỰC TỐT.
Cách làm giấm tỏi trắng hoàn toàn, không bị xanh
2 nguyên nhân khiến giấm ngâm tỏi bị xanh: tỏi bị non và cách ngâm không đúng, vì vậy bạn không nên chọn những củ tỏi non nhé! Dưới đây là cách làm tỏi ngâm giấm không xạnh:
Nguyên liệu
- Giấm táo
- Tỏi củ
- Muối
- Đường
- Bột tỏi
Cách làm
Tỏi bóc sạch, cắt hết đầu cuống → Ngâm tỏi trong nước lọc hòa một chút muối khoảng 10 phút → Vớt tỏi ra, để khô → Cho tỏi vào lọ, đổ nước ngập bình, cho thêm một chút đường.
Đợi sau 10- 15 ngày bạn đã có món tỏi ngâm giấm tốt cho sức khỏe bổ dưỡng. Cách làm giấm tỏi không hề phức tạp phải không nào?
Một số lưu ý trong cách ngâm giấm tỏi tại nhà
Đầu tiên, vì là một món ăn kèm tốt cho sức khỏe, bạn không nên dùng giấm công nghiệp pha sẵn, không đảm bảo để ngâm tỏi. Tốt nhất nên dùng giấm táo tự làm tại nhà.
Thứ hai, KHÔNG chọn các loại tỏi Trung Quốc nhiều hóa chất, chất bảo quản để ngâm giấm vì có thể gây ra một số loại bệnh nguy hiểm cho người sừ dụng.
Thứ ba, trước khi ngâm nên vệ sinh sạch sẽ bình thủy tinh, tránh nước đọng, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấm
Thư tư, một ngày chỉ nên ăn từ 1-2 tép tỏi mỗi ngày. Lạm dụng giấm tỏi cũng không tốt.
Tỏi Lý Sơn
Giấm tỏi để được bao lâu? Cách bảo quản giấm tỏi
Giấm tỏi có thể để để được thời gian khá lâu khoảng 7- 10 ngày (tính từ khi giấm bắt đầu ăn được). Tuy nhiên nếu không bảo quản đúng cách, thời gian này sẽ giảm xuống chỉ còn 1 nửa. Cách bảo quản giấm tỏi:
- Sử dụng lọ sạch, không có nước đọng, bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ dưới 25 độ C
- Mỗi lần sử dụng dùng một thìa sạch để múc giấm
- Sử dụng các loại muối chuyên dụng để ngâm giấm cũng giúp thời gian sử dụng của giấm được kéo dài
Bảo quản không đúng cách không chỉ khiến thời hạn sử dụng của giấm tỏi giảm xuống mà còn khiến giấm bị biến chất, gây những tác dụng ngược lên sức khỏe những người sử dụng.
Với những thông tin Tạp chí nhà bếp chia sẻ trong bài viết này, hy vọng bạn đã “bỏ túi” được cách làm giấm tỏi bổ dưỡng cho gia đình!