Trồng măng tây xanh là một ngách mới trên thị trường với nhu cầu tiêu thụ cao và hiệu quả kinh tế đáng mong đợi. Nhận thấy điều đó, với tâm huyết và ước mơ làm nông nghiệp sạch, Chị Lanh cùng gia đình ở Thanh Hóa đã lập kế hoạch khai thác hạt giống măng tây xanh đem lại thu nhập đến hàng tỉ đồng. Hãy cùng Tapchinhabep.net lắng nghe những chia sẻ của chị trong năm khai thác vừa qua!
Lý giải về lựa chọn trồng măng tây của gia đình chị Lanh
Măng tây là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đến từ Châu Âu. Chồi non của măng được sử dụng như một loại rau ngon với hương vị khác biệt. Trong y học, măng tây được biết đến là loại thực phẩm giúp lợi tiểu, điều hòa tim mạch, chống lão hóa, ngừa ung thư… và là 1 chất kích thích tình dục.
Kể từ khi được đưa vào trồng tại Việt Nam thời gian gần, măng tây được không ít hộ gia đình nhân giống khắp nơi. Nhờ loại cây này mà nhiều vùng miền đã thay da đổi thịt. Chị Lanh chia sẻ “Khác với măng Việt Nam, giống măng tây đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, trồng chỉ mất 6 tháng là có thể thu nhập được mẻ đầu tiên, tổng thời gian thu hoạch lên tới 8 – 10 năm, lợi nhuận là khá cao”
Lựa chọn hạt giống măng tây xanh miền Bắc
“Không dễ gì để đến được lúc thu hoạch và kiếm lợi nhuận từ đầu tư trồng và canh tác măng tây xanh. Đầu tiên, là phải nghiên cứ về giống măng tây sau đó lựa chọn giống phù hợp với đất” chị Lanh chia sẻ.
Theo nghiên cứu tìm hiểu được, măng tây xanh là giống cây thích hợp trồng ở nhiệt độ 25 – 30°C. Cây măng tây ưa sáng, cần phải được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu thiếu nắng và thiếu ánh sáng sẽ khiến cây sinh trưởng chậm và năng suất cũng như chất lượng măng tây thấp. Loại đất tốt nhất để trồng cây măng tây là đất phù sa, đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát.
Chị Lanh và chồng bắt đầu lựa chọn các giống cây măng tây nhập khẩu để lựa chọn giống phù hợp với 2Ha đất thịt nhẹ Ngọc Lặc – Thanh hóa. Sau quá trình tìm hiểu, chị đúc kết lại:
- Với khí hậu miền Bắc 4 mùa rõ rệt, có 3 thời điểm khắc nghiệt nhất (mùa hè nắng nóng trên 40 độ C, mùa thu mưa nhiều ngập úng, mùa đông lạnh giá rét). Với khi hậu như vậy chị quyết định lựa chọn hạt giống măng tây xanh F1 của Hà Lan.
- Còn tại miền nam khí hậu 2 mùa mưa nắng, rất phù hợp trồng măng tây. Hầu như dòng giống nào cũng phù hợp.
Chị Lanh còn chia sẻ thêm, miền bắc, khoảng thời gian thích hợp nhất cho trồng măng tây xanh là tháng 8-10 âm lịch (giai đoạn này sau mùa mưa, trồng khoảng 5-6 tháng là chúng ta có thể thu bói. Như vậy, để trồng vào thời điểm này, chúng ta đã phải ươm hạt từ tháng 4-5-6 âm lịch để 3-4 tháng sau đó là có cây giống để trồng.
Quy trình trồng hạt giống măng tây xanh F1 Hà Lan
Giai đoạn 1: Ươm hạt giống măng tây
1Ha có thể trồng 18.000 – 20.000 cây măng tây. Gia đình chị Lanh đã chuẩn bị gấp đôi số lượng cho 2Ha đất trồng. Giai đoạn ươm hạt giống được tiến hành kỹ càng.
“Mua hạt giống măng tây xanh về sau đó ngâm hạt trong nước ấm khoảng 52°C (2 sôi,3 lạnh) trong 12 giờ, vớt ra đem ủ trong vải sạch cho nứt nanh rồi đem gieo vào bầu ni lông kích thước 12 x 7cm có chứa đất sạch, phân hữu cơ và 1 ít tro bếp. Mỗi bầu gieo 1 hạt, hàng ngày tưới vừa đủ ẩm, chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt cho đến khi đủ tiêu chuẩn. Thông thường, sau gieo từ 3 – 3,5 tháng, chiều cao cây đạt 25 – 30cm, thân có 1 – 2 nhánh, khỏe mạnh, không sâu bệnh gây hại thì đem trồng.”
Giai đoạn 2: Xử lý đất trồng
“Vườn nhà em trồng trên đất bãi bồi quê hương Ngọc Lặc – Thanh Hóa. Trước khi trồng măng là 3 tháng tẩy đất, cày xới và để cỏ mọc giúp tẩy tối đa lượng chất hoá học dư thừa trong đất do quá trình canh tác trước đó. Chất lượng đất sau khi xử lý đảm bảo độ pH từ 6,6 – 7,0, không bị phèn chua”
Giai đoạn 3: Làm cỏ, lên luống
Giai đoạn này, gia đình chị Lanh quyết định thuê nhân công làm thủ công, chứ không sử dụng thuốc diệt cỏ gây hại cho cây trồng. Đất sẽ được sới tơi và làm sạch cỏ hoàn toàn.
Giai đoạn 4: Bón phân
Gia đình chị Lanh dùng phân chuồng đã qua xử lý vi sinh làm nguồn dinh dưỡng chính. Ngoài ra sử dụng thêm một số loại phân bón hữu cơ sinh học. Quy trình bón phân khi trồng cây măng tây xanh là 15 ngày 1 lần. Trong mỗi lần bón phân sẽ kết hợp làm cỏ liên tục thường xuyên, dứt điểm để xử lý ngay khi cỏ còn non, không để cỏ già rơi hạt tái sinh lớp cỏ con cháu.
Giai đoạn 5: Gieo trồng
Sau khi đã bón phân lót cho đất 15 ngày sẽ tiến hành gieo trồng hạt măng tây. Lưu ý phải xem xét cây giống xem chất lượng có tốt không rồi sẽ gieo trồng. Cây măng tây thường được trồng theo luống, theo từng hàng thẳng trên tim luống. Ta nên trồng theo hàng đơn: Cây cách cây 45cm, hàng cách hàng 1,2m. Với mật độ đó sẽ trồng được khoảng 18.000 – 20.000 cây/ha.
“Suốt 3 tháng trước thời điểm gieo trồng, Lanh và gia đình đã phải tỉ mỉ chăm bón trong từng giai đoạn để có được sự chuẩn bị tốt nhất. Trồng bất kỳ loại cây nào cũng thế, đều phải kỹ lưỡng từ những khâu đầu tiên mới thành công được.”
Với kỹ thuật gieo trồng hạt giống măng tây xanh này, sau khoảng 6 – 9 tháng thì cây măng tây sẽ cho thu hoạch măng tơ, khi các cây măng con cao từ 20 – 30 cm. Với giá bán giao động từ 80.000 đến 100.000 đồng, 2Ha đất trồng măng tây xanh của chị Lanh đem lại nguồn thu nhập lên đến hàng tỉ đồng!
Hi vọng những chia sẻ này giúp cho bạn đọc bước đầu chuẩn bị canh tác tốt nhất. Cùng theo dõi bài viết tiếp theo để có quy trình chăm sóc măng tây xanh kỹ càng đến mùa thu hoạch!
>> Kỹ thuật trồng măng tây xanh năng suất, chất lượng cao
_Xanh_