Đau bụng đi ngoài là bệnh thường hay gặp phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bị đau bụng. Thế nhưng nhiều bạn lại không biết đau bụng đi ngoài uống thuốc gì hiệu quả nhanh nhất mà lại đơn giản. Bài viết này tapchinhabep.net sẽ chia sẻ đến các bạn nhé!
Những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đau bụng tiêu chảy
Đau bụng tiêu chảy rất dễ gặp phải ở mọi lưa tuổi. Có nhiều lí do làm cho bạn bị đau bụng tiêu chảy.
Nguyên nhân:
- Do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra
- Bạn ăn phải thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc, đã bị nhiễm khuẩn.
- Nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo an toàn.
- Thời gian bạn bị căng thẳng, lo âu kéo dài
- Tác dụng phụ của thuốc, do bạn quá lạm dụng thuốc kháng sinh nên đã gây ra bệnh tiêu chảy.
Triệu chứng:
- Bạn đi ngoài phân lỏng
- Có biểu hiện đau quặn bụng hoặc đau bụng
- Buồn nôn, ói mửa
- Ăn không ngon miệng
- Đau đầu
- Cảm giác khát nước
- Sốt
- Phân có kèm máu
- Số lần đi ngoài nhiều hơn bình thường.
Khi bạn bị mắc bệnh tiêu chảy, cơ thể rất mệt mỏi, khó chịu, vì số lần đi ngoài nhiều lần, nên khiến cho bạn vô cùng mệt mỏi. Bạn phải “làm bạn với bồn cầu” cả ngày trời nên quá chán nản. Vì thế, đau bụng tiêu chảy uống thuốc gì là câu hỏi của rất nhiều bạn để giải quyết vấn đề này.
Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì nhanh nhất?
Đau bụng đi ngoài uống Berberin
Đây là một loại thuốc khá lành tính để điều trị các chứng liên quan tới rối loạn tiêu hóa. Sử dụng thuốc không gây ra sự mất cân bằng môi trường vi khuẩn bên trong hệ tiêu hóa, các lợi khuẩn vẫn có thể sống và hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, nếu uống Berberin quá liều có thể xuất hiện một vài tác dụng ngoài ý muốn như: mệt mỏi, căng thẳng, đau bụng, buồn nôn, giảm huyết áp và nhịp tim, nguy hiểm hơn là co giật và tử vong.
Đau bụng đi ngoài uống Berberin thế nào cho đúng?
Đối với người lớn
Trường hợp bị đau bụng đi ngoài uống 2 -4 viên (500g/viên) 2 lần/ngày, hoặc 400mg Berberin sulfate. Không uống chung với các loại thuốc khác, thời gian uống Berberin với các thuốc khác nên cách xa nhau từ 1 -2h để đảm bảo không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Đối với người dưới 18 tuổi
Cần thông báo cho bác sỹ để được chỉ định liều lượng và cách dùng cụ thể.
Lưu ý: Phụ nữ cho con bú cũng không nên tùy tiện sử dụng thuốc này để tránh gây ảnh hưởng bất lợi từ mẹ sang con khi con bú sữa mẹ. Đặc biệt, đối tượng là phụ nữ có thai cũng không nên dùng Berberin vì có thể gây nên những cơn co thắt tử cung làm tăng khả năng sảy thai.
Điều trị đau bụng bằng những nguyên liệu có sẵn tại nhà
Búp ổi
Có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa đau bụng tiêu chảy. Khi bị đau bụng, đi ngoài, lấy 5-7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2-3 lần. Bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ khi sử dụng búp ổi đó.
Gừng
Nếu nhà không có cây ổi thì cũng không sao đâu nhé. Xuống bếp lấy ngay gừng và làm theo cách này nhé.
Pha hai thìa canh gừng băm nhỏ với nước nóng. Bạn có thể thêm một chút mật ong vào hỗn hợp này để tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá 4g gừng một ngày vì việc này sẽ phản tác dụng và khiến bạn đi ngoài nhiều hơn.
Cơm trắng
Bất ngờ chưa, cơm trắng lại được dùng cho chữa tiêu chảy đó bạn. Ăn cơm trắng là giải pháp được gợi ý bởi rất nhiều bác sỹ vì cơm sẽ không gây kích thích cho đường ruột. Khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn cơm không mà không cho thêm nước sốt, gia vị hay bất cứ loại phụ gia nào khác. Khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn cơm với lượng nhỏ và uống cùng với nước. Nếu bệnh tiêu chảy diễn biến xấu hơn sau khi ăn cơm, hãy ngừng ăn và đến gặp bác sỹ.
Mặc dù có nhiều cách để chữa tiêu chảy nhưng điều đầu tiên bạn cần xác định rõ nguyên nhân bị tiêu chảy nhé. Nếu sử lí được thì nên tự chữa tại nhà không thì nhất định phải đến bác sĩ kiểm tra để đảm bảo an toàn nhé!