Ăn mướp đắng sống có tốt không? Đây là câu hỏi mà tapchinhabep.net thường xuyên nhận được từ những bạn thích ăn mướp đắng sống nhưng băn khoăn về công dụng và hạn chế của mướp đắng sống. Vì vậy hôm nay, mình xin chia sẻ tới bạn những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc trên.
Ăn khổ qua sống có tác dụng gì?
1. Cải thiện thị lực
Mướp đắng chứa beta-carotene, có tác dụng trong việc giảm nhiễm trùng mắt và vitamin A giúp cải thiện thị lực.
2. Tăng cường khả năng miễn dịch
Mướp đắng giàu vitamin C so với các loại quả khác như dâu tây, chanh, ước tính trung bình một quả có hàm lượng 120mg vitamin C. Vì vậy, chúng hỗ trợ cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể rất tốt.
3. Ngăn ngừa bệnh ung thư
Với lượng lớn protein và vitamin C mà khổ qua mang lại giúp tăng khả năng chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Ngoài ra nó còn kích hoạt AMPK với vai trò chống các loại bệnh ung thư bạch cầu, tụy.
4. Thanh nhiệt, giải độc
Mướp đắng rất giàu chất chống oxy hóa giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Với hàm lượng chất xơ và lượng nước lớn trong quả cùng vị đắng đặc thù nên chúng còn có tác dụng thanh nhiệt làm mát trong cơ thể. Vì vậy, khổ qua còn được sử dụng để làm mặt nạ khổ qua trị mụn giúp da sáng mịn tức thì.
5. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong mướp đắng có chất giúp tăng oxy hóa glucose (hợp chất kiểm soát bệnh tiểu đường). Ngoài ra, lượng insulin (chất làm giảm thiểu bệnh tiểu đường tuýp 2) sẽ được tăng lên rõ rệt khi sử dụng mướp đắng sống.
Với những thông tin trên, có thể bạn đã có đáp án cho câu hỏi “ăn mướp đắng sống có tốt không?”. Tuy nhiên với những lợi ích trên thì không phải ai cũng có thể ăn mướp đắng sống để chữa bệnh và phòng. Một số người cần kiêng và giảm thiểu việc ăn khổ qua sống để đảm bảo sức khỏe.
Những người nào không nên ăn mướp đắng sống
- Phụ nữ mang bầu trong giai đoạn đầu tốt nhất không nên ăn mướp đắng vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi, sinh non hoặc thậm chí sảy thai.
- Những người huyết áp thấp nếu ăn mướp đắng sẽ gây choáng, ngất xỉu đường huyết hạ đột ngột, trường hợp xấu gây ngộ độc với người nhạy cảm.
- Người vừa phẫu thuật, nên kiêng mướp đắng trước và sau hai tuần. Vì chúng gây cản trở quá trình kiểm soát lượng đường thiết yếu và các hoạt chất có thể làm hại cơ thể vì sức khỏe còn yếu.
- Bị bệnh về dạ dày, các đường tiêu hóa, gan nên cân nhắc khi dùng mướp đắng.
Với kiến thức này, bạn có thể dành lời khuyên tốt nhất về vấn đề sức khỏe cho người thân, bạn bè của mình.
Cách làm mướp đắng ăn sống
Do vị đắng đặc trưng của loại quả này, việc ăn sống không hề dễ dàng. Vì vậy sống khỏe sẽ chia sẻ tới bạn cách chế biến mướp đắng ăn sống nhưng ngon như ăn chín. Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Cách chế biến
Đầu tiên, bạn rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc, nạo bỏ ruột và thái thành những miếng mỏng dính. Sau đó, bạn bỏ lên bên trên bát đựng đá với miệng có bọc lớp nilon và để khoảng 30 phút cho mướp mát lạnh (nếu đá tan hết thì thay lượt mới với cách ướp tương tự). Hoặc bạn có thể cho phần mướp thái vào đĩa rồi dùng màng bọc thực phẩm bịt lại và để trong tủ đá khoảng 10 phút.
Trước khi thưởng thức, bạn cho phần ruốc lên mướp đắng để mùi vị được thơm ngon hơn nha.
Tóm lại với những chia sẻ từ tapchinhabep,net sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức bổ ích nhất nhé!
>>> Xem thêm: “Cùng chuyên gia giải đáp thắc mắc có bầu ăn canh khổ quả được không?”