Có bầu ăn đậu phộng được không? Các nghiên cứu của chuyên gia hàng đầu thế giới cho rằng hạt đậu phộng có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu nhưng cũng có nhiều lưu ý khi sử dụng. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Lý giải có bầu ăn đậu phộng được không
Đậu phộng là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của lạc chứa nhiều loại axit béo không bão hòa, ngăn ngừa bệnh tim mạch và giúp giảm cholesterol cũng như giảm mỡ máu hiệu quả. Bên cạnh đó, Trytophan có trong đậu phộng có thể làm tăng tác dụng chống lại trầm cảm bằng cách kích thích não bộ tăng lượng seronin trong máu.
Ăn lượng vừa đủ lạc (khoảng 60 gram/ tuần) còn giúp tránh bệnh sỏi mật, điều hòa đường huyết và ngăn ngừa ung thư.
Có bầu ăn đậu phộng được không?
Các nghiên cứu đã chứng minh, đậu phộng có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho em bé. Nghiên cứu của Telegraph cho rằng, nếu mẹ bầu ăn đậu phộng khi mang thai có khả năng ngăn ngừa dị tật cho bé sau này. Những bé 18 tháng tuổi có mẹ ăn đậu phộng giảm 25% nguy cơ bị hen suyễn. Đối với những nhóc 7 tuổi, giảm được hơn 30% nguy cơ dị ứng.
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng trong đậu phộng cũng giúp cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu nhờ các vitamin E, B, khoáng chất canxi, sắt, kẽm… Quan trọng nhất là ăn đậu phộng cũng giúp tăng cường trí thông minh cho các bé sau này.
Lưu ý về dị ứng đậu phộng với bà mẹ mang thai
Dị ứng đậu phộng có nhiều triệu chứng dễ nhận ra như ngứa miệng, đau bụng buồn nôn, phát ban, sốc phản vệ, khó thở… Nếu sau khi mẹ bầu ăn đậu phộng nhưng lại thấy các triệu chứng như trên, hãy đến phòng cấp cứu gần nhất.
Dị ứng đậu phộng cũng có xu hướng di truyền nên khi phát hiện ra bị dị ứng thì các mẹ nên dừng ăn để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Đậu phộng thường có trong một số loại thực phẩm như kẹo socola, kẹo mè xửng, ngũ cốc, các món ăn từ lạc… Các mẹ để ý để phòng tránh nếu bị dị ứng đậu phộng.
5 loại hạt ăn tốt cho sức khỏe bà bầu
Ngoài lạc, mẹ bầu cũng nên lựa chọn ăn xen kẽ với các loại hạt khác bằng cách đa dạng món ăn và thành phần món để có thêm nhiều dưỡng chất trong thời gian thai kì.
Hạt óc chó
Bà bầu ăn hạt óc chó được không? Hạt óc chó giúp phụ nữ có thai bổ sung Omega-3, vitamin E, phốt pho, acid folic và Acid amin L-arginine giúp nuôi dưỡng trí não của bé từ trong bụng mẹ
Hạt hạnh nhân
Folate và acid folic trong hạnh nhân là rất cần thiết cho bào thai vì nó ngăn ngừa dị tật bẩm sinh từ lúc thai nhi còn trong bụng mẹ. Hạnh nhân còn là một nguồn tuyệt vời của vitamin E, chỉ cần ăn 25g mỗi ngày có thể cung cấp 70% nhu cầu cơ thể
Hạt dẻ
Phụ nữ mang thai ăn hạt dẻ thường xuyên sẽ được khỏe mạnh, có xương tốt hơn và còn giúp làm giảm mệt mỏi trong thai kỳ.
Hạt sen
Hạt sen có tác dụng phòng chống sảy thai vì nó có tác dụng bảo vệ bào thai trong tử cung và chống lại nguy cơ sảy thai ở phụ nữ, nhất là các thai phụ có dấu hiệu thiếu máu và không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho bào thai trong 3 tháng đầu
Hạt bí ngô
Hạt dưa và hạt bí ngô giúp giảm nguy cơ trầm cảm, phụ nữ có thai sẽ có cảm giác thư giãn tinh thần, thần kinh ổn định, có ý thức tỉnh táo và sáng suốt hơn.
Câu trả lời cho câu hỏi có bầu ăn đậu phộng được không đã được giải đáp. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho các bà mẹ có thai kì ổn định, khỏe mạnh!