Gì mà rán bánh chưng bằng nước lọc, nghe có thấy vô lý không? Ấy thế mà thành quả lại ăn rất ngon, đã vậy còn không hề bị ngấy nữa nhé. Bạn đã từng nghe qua cách rán bánh chưng bằng nước chưa? Để Tapchinhabep.net bật mí đến bạn nhé!
Xem thêm: Cảm nhận hương vị núi rừng Tây Bắc từ cách làm bánh bò Cao Bằng
Bánh chưng – Món ăn ‘bắt buộc” phải có ngày Tết
Bánh chưng là một loại bánh – thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết của gia đình người Việt. Được làm bằng gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, bánh chưng là món ăn rất giàu chất dinh dưỡng và dễ ăn.
Bánh chưng rất giàu dinh dưỡng và là một nguồn năng lượng dồi dào, trên 200kcal/100g, loại bánh này cũng cung cấp cả thực vật, động vật và chất béo.
Giải tán “hàng tồn” nhanh gọn hậu Tết
Tết Nguyên đán đã qua nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại ở… căn bếp của mỗi gia đình. Đĩa gà luộc còn nguyên trong trạng, thịt kho đầy ắp nồi và đặc biệt là những chiếc bánh chưng xếp kín trong tủ lạnh và nỗi ám ảnh của nhiều người bởi ngày nào cũng phải ăn, ăn mãi mà chẳng hết.
Nhưng năm nay, các bạn trẻ đã truyền tai nhau một tuyệt chiêu rán bánh chưng bằng nước lọc để nhanh chóng “giải tán hàng tồn” trong nhà mình. Chẳng biết ai đã nghĩ ra phương pháp này nhưng kết quả thì thật sự rất bất ngờ: bánh chưng như biến thành một món ăn mới, lớp vỏ giòn rụm mà chẳng hề ngấy.
Cách rán bánh chưng bằng nước siêu độc đáo
Bánh chưng chiên bằng nước lọc hạn chế dầu, lại giòn tan và vô cùng ngon miệng nữa. Cùng xem qua cách làm nha:
Bước 1: Cho bánh vào chảo và đổ một ít nước lọc vào đun, nhớ là đun lửa nhỏ nhé!
Cách 2: Nghiền bánh cho nhuyễn rồi đảo đều cho đến khi cạn nước.
Bước 3: Cán dẹt bánh cho đến khi bánh vàng cả hai mặt thật giòn!
Lưu ý khi chiên bánh chưng bằng nước
Cách làm này cũng có nhược điểm là tốn rất nhiều thời gian. Thời gian dùng cho việc rán bánh phải từ 30 phút trở lên, thậm chí là cả tiếng vì phải chờ nước nóng lên, làm mềm bánh chứ không nhanh nóng như dùng dầu.
Loại chảo sử dụng phải có độ chống dính cao, nếu không rất dễ bị cháy và sát chảo. Chiếc bánh cũng phải có phần thịt mỡ nhiều hơn để khi đun với nước có thể chảy ra, đủ để tận dụng “mỡ nó rán nó”.
Lượng nước lọc cho vào chảo cũng phải vừa đủ, ít quá sẽ không đủ để bánh mềm ra còn nhiều quá thì bánh sẽ bị nhão.
Ai không ăn được bánh chưng?
Người bị bệnh tim mạch: những người có tiền sử bệnh tim mạch không nên ăn bánh chưng. Vì sẽ khiến cơ thể tích lũy nhiều chất béo, ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Bị bệnh thận: Do là một loại thực phẩm giàu năng lượng, nhiều chất béo. Nên những bệnh nhân bị bệnh thận không nên ăn loại bánh này để tránh bị rối loạn mỡ máu. Gây tăng mỡ máu và các vấn đề về thận.
Người béo phì: Với đặc thù là một loại bánh được làm từ các nguyên liệu giàu chất béo và dinh dưỡng. Nên không phải ai cũng có thể thưởng thức món bánh tuyệt ngon này, trong đó có những người tiền sử béo phì.
Bị mụn nhọt: Thành phần của bánh chưng chủ yếu là gạo nếp, có tính nóng. Nên những người hay bị mọc mụn, nhọt cũng nên cân nhắc khi ăn loại bánh này.
Người bị bệnh tiểu đường: Bánh chưng vốn là món ăn giàu năng lượng. Có đầy đủ đường, đạm, béo, vitamin, chất khoáng. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều bánh chưng. Vì sẽ gây tăng đường huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bị đau dạ dày: Trong bánh chưng có gạo nếp và đỗ xanh. Đây là 2 nguyên liệu thực phẩm có thể gây ra những cơn đầy bụng, ợ chua, khó tiêu.
Nếu trong tủ lạnh nhà bạn còn “tồn đọng” bánh chưng, bạn thử chiên kiểu này xem nhé! Với mẹo hay nhà bếp này, hi vọng các bạn sẽ thành công!