Để có cách nấu lẩu hải sản thập chi tiết và dễ hiểu nhất thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết này của tapchinhabep.net nhé, bên cạnh đó sẽ là những lưu ý tối quan trọng để bạn có thể sử dụng món ăn này một cách an toàn nhất.
Cách nấu lẩu hải sản thập cẩm
Chuẩn bị nguyên liệu cho cách nấu lẩu thập cẩm hải sản
Dưới đây là lượng nguyên liệu có thể đủ cho 6 người ăn, tùy vào số người mà bạn có sự điều chỉnh lượng nguyên liệu cho hợp lí nhé.
- Hải sản: 300g tôm sú, 300g mực tươi, 500g nghêu, 300g thịt phi lê cá hồi, 100g tôm khô, 100g mực khô nhỏ, 1 kg xương cá chẻm.
- 200g thịt bò, 600g bún tươi
- 300g nấm: nấm rơm, nấm đông cô, nấm bạch tuyết, nấm bào ngư, nấm hồng ngọc. (nếu không có bạn có thể sử dụng nấm kim châm).
- Rau các loại: cải thìa rau rút, rau muống, rau cần,…
- 1 vắt me chín, hột điều mài, sả, ngò, 1 củ riềng, hành củ
- Gia vị: Mắm, muối, đường, bột ngọt
Cách làm lẩu hải sản thập cẩm
Sơ chế nguyên liệu trước khi nấu lẩu hải sản thập cẩm
Sơ chế hải sản:
– Mực rửa sạch, xắt miếng vừa ăn
– Tôm lột vỏ
– Cá thái mỏng
– Nghêu rửa sạch, để nguyên con
Sơ chế nguyên liệu khác:
– Thịt bò thái mỏng
– Hành khô băm nhỏ
– Riềng giã nhỏ
– Sả đập dập, băm nhỏ
– Rau rửa sạch, ngâm muối 15 phút
– Nấm bào ngư và nấm hồng ngọc thái miếng nhỏ, cải thìa xắt đôi.
Các bước làm lẩu hải sản thập cẩm:
Bước 1: Phi thơm tỏi băm, sả, hột điều xào cho ra nước màu để làm hỗn hợp tạo màu cho nước lẩu ngon.
Bước 2: Chuẩn bị nồi nước 2.5 lít đặt lên bếp, cho tôm khô, mực khô, xương cá chẻm, riềng, sả vào đun sôi rồi để lửa vừa, hầm lấy nước ngọt khoảng 45 phút rồi lọc lấy phần nước trong làm nước dùng.
Bước 3: Cho tỏi, sả đã phi, nước màu hột điều, cùng gia vị muối, đường, nước mắm, nước me cho vừa miệng vào nồi nước tiếp tục đun.
Bước 4: Bày tất cả rau và hải sản ra các đĩa, chuẩn bị thêm một bát nước mắm tỏi ớt nhỏ để ăn cùng sẽ đậm vị hơn.
Bước 5: Đổ nước dùng vào nồi lẩu, đun sôi rồi cho nấm và ngò vào. Thả các loại hải sản và rau vào cho chín thì vớt ra và dùng nóng.
Lưu ý:
- Nếu không có xương cá chẻm, bạn cũng có thể thay bằng xương heo nhưng mùi vị không thể bằng.
- Để át mùi tanh của nước lẩu, bạn có thể cho nước dùng cay một chút.
Chúc bạn đọc thành công với cách làm lẩu thập cẩm hải sản mà bài viết chia sẻ!
Những lưu ý quan trọng khi ăn lẩu hải sản thập cẩm
Không nên uống bia sau hoặc trong khi ăn lẩu hải sản
Uống bia cùng với lẩu hải sản là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh GÚT ở cánh đàn ông. Lượng purine trong hải sản, trong quá trình trao đổi chất của con người sẽ hình thành axit uric, axit uric dư thừa có thể gây ra bệnh GÚT và các bệnh khác.
Ăn ẩu hải sản và uống bia nhiều sẽ làm tăng tốc độ hình thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, gây hại cho sức khỏe.
Không nên luộc, hấp hải sản đông lạnh
Nên hạn chế luộc hay hấp những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá rồi cho vào nồi lẩu. Nó thích hợp để xào, chiên hơn bởi sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn…
Ngoài ra, cần làm sạch và tan mùi tanh thường có của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt… Khi ăn hải sản, nên chế biến và ăn càng sớm càng tốt và ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn, ăn lúc còn nóng thì nhiều dinh dưỡng hơn để nguội.
Không ăn hải sản đã chết hoặc chế biến từ lâu
Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.
Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…). Vì vậy, khi ăn bạn hãy chọn hải sản tươi sống để đem lại giá trị dinh dưỡng cao.
Không nên uống trà sau khi ăn hải sản
Sau các bữa ăn, và cả sau khi ăn lẩu hải sản cũng không ngoại trừ, nhiều gia đình thường có thói quen uống trà, nhưng thực tế cho thấy điều này không tốt bởi lượng acid tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nó cũng gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và hiện tượng kết sỏi dẫn đến sỏi thận. Tốt nhất sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên hãy uống trà.
Theo dõi nhiều bài viết món ngon dễ làm của tapchinhabep.net để biết nhiều mẹo vao bếp hay hơn nữa nhé!
_Lạ_