“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”- Câu thơ xưa nhưng những thứ trong câu thơ thì không hề xưa. Chẳng hạn như dưa hành, nó vẫn xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết của người Việt và nhất là người Bắc. Và có lẽ đây cũng là món ăn khiến các chị em đau đầu nhất khi phải chuẩn bị ngày Tết. Hãy cùng tapchinhabep.net tìm hiểu về cách muối dưa hành miền Bắc ngon, không bị váng nhé!

Cách muối dưa hành miền bắc

Cách muối dưa hành miền Bắc giòn, không bị hăng

Nguyên liệu làm dưa hành

  • Hành củ: trắng hoặc tím
  • Gia vị: đường, muối
  • Giấm ăn
  • Nước lọc
  • Nước vo gạo
  • Hũ thủy tinh

Cách muối dưa hành miền bắc

Các bước thực hiện

Bước 1: Cắt rễ, bóc vỏ hành, rửa hành trong nước muối với tỉ lệ khoảng 20g muối trong 1.5 lít nước, sau đó đem vớt ra.

Bước 2: Nấu nước giấm muối: Cho giấm, đường, muối và nước vào nồi khuấy đều. Đặt nồi lên bếp đun sôi tới khi muối, đường tan hết thì tắt bếp, để nguội hẳn.

Bạn hãy nhớ rằng cứ 200ml giấm thì nên cho 50g đường, 20  muối và 100ml nước. Và hãy điều chỉnh tỉ lệ này sao cho phù hợp với lượng hành bạn sẽ muối.

Bước 3: Đặt nồi lên bếp đun sôi tới khi muối, đường tan hết thì tắt bếp, để nguội hẳn. Trong trường hợp nước không đủ ngập hành có thể cho thêm vào nước đun sôi để nguội.

Bước 4: Để hành nơi khô ráo thoáng mát, khoảng 3 – 4 ngày thì dưa hành có thể ăn được.

Cách muối dưa hành miền bắc

Mẹo trong cách muối dưa hành miền Bắc không bị hăng, chua

1. Ngâm hành

Hành khi mua về không nên lột vỏ ngay mà nên ngâm vào nước gạo rồi để qua đêm. Trong trường hợp bạn không có nước vo gạo hãy hòa bột gạo với nước rồi cho hành vào ngâm. Việc ngâm trước hành bên cạnh vừa có thể làm giảm độ hăng của hành vừa có thể giúp dễ dàng lột vỏ hành.

Cách muối dưa hành miền bắc

2. Giấm

Giấm sử dụng để nấu nước ngâm hành nên là loại giấm tự nhiên thay vì giấm công nghiệp. Việc sử dụng giấm tự nhiên không chỉ giúp dưa hành chua dịu mà còn giúp đảm bảo an toàn thực phẩm.

3. Cách muối dưa hành

Nếu như bạn muốn dưa hành của mình trong ngày Tết giòn, có màu đẹp, không bị váng thì bạn nên dùng bát hoặc tăm hay que gài cố định bên trên để giữ cho hành luôn ngập trong nước. Nếu như hành nổi lên trên mặt nước có thể gây nên hiện tượng có váng, hành bị thâm đen, không được giòn, ngon, úng hỏng. Đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hũ hành.

Cách chọn hành ngon

Đê hũ hành muối được giòn, được ngon thì việc chọn được hành ngon rất quan trọng. Thế nào là hành để muối ngon? Đó là hành củ nhỏ, căng mọng, không nên chọn củ quá to vì to sẽ khiến hành muối vừa lâu lại vừa khó ăn kèm với những món khác.

Cách muối dưa hành miền bắc

Như vậy, để muối được bát dưa hành giòn, đẹp mắt trong ngày Tết cũng không phải là đơn giản. Quan trọng là bạn phải đủ tỉ mỉ, tinh tế, khéo léo trong lúc chọn hành cũng như chế biến.

Hy vọng với những gì mà Tạp chí nhà bếp chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức về việc nấu nướng sao cho thông minh, sao cho mâm cơm ngày Tết trở nên trọn vẹn. Chúc các bạn thành công!

-Nguyễn Loan-

>>> Nguyên liệu làm phở cuốn đúng chuẩn Hà Nội