Sứa là một món ăn ngon và hết sức bổ dưỡng. Nếu biết cách chế biến thì các món ăn từ sứa thực sự là “sơn hào hải vị” đối với bất cứ thực khách nào. Để có thể trữ sứa trong thời gian dài, bạn có thể chế biến sứa thành các món ăn hấp dẫn. Cùng tapchinhabep.net tìm hiểu cách làm sứa khô dưới đây nhé!
Ưu điểm của sứa khô
+ Đã qua quy trình xử lý chuẩn để trở thành dạng sứa khô. Tất nhiên nó sẽ có độ ẩm nhất định, vì sứa phần lớn là nước. Và nếu khô quá thì sứa có thể bị bã. Vì được ép khô nên sứa có độ giòn đặc biệt và không có vị nhớt nhớt.
+ Dỡ túi ra là trộn được luôn, không cần ngâm rã mặn chờ ráo nước (đây là bước quan trọng nếu bạn mua sứa tươi)
+ Cách chế biến rất đơn giản: Cách sơ chế sứa vô cùng đơn giản và có thể biến tấu thành đa dạng các loại món ăn khác nhau tuỳ theo cách của bạn.
+ Đóng túi hút chân không nên đảm bảo vệ sinh và để được lâu: Nếu bạn muốn ăn sứa trái mùa cũng không sao vì sứa khô để được lâu và luôn sẵn có tại chợ và siêu thị.
Do sứa khô có sử dụng chất bảo quản nên bạn nên tìm những địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn! Và quan trọng nhất, ăn sứa khô bạn không lo là sứa độc không ăn được như khi trực tiếp đánh bắt ngoài biển.
Lưu ý: Sử dụng loại sứa đã được ép khô nhưng bạn cũng cần ngâm, rửa nhiều lần trước khi chế biến. Cách làm sứa khô này có thể giúp hạn chế những hóa chất được dùng trong quá trình sơ chế sứa, tốt cho sức khỏe hơn.
Cách làm sứa khô – Cách chế biến sứa khô
Gỏi sứa khô
Nguyên liệu:
- 150g sứa khô
- 100g giò lụa
- 100g thịt nạc
- 1 quả trứng
- 2 củ cà rốt
- 2 trái dưa leo
- 1 quả khế chua
- 1 muỗng canh vừng rang
- Rau thơm: húng cây, rau quế, tía tô, kinh giới
- Gia vị: nước mắm, chanh, muối, đường.
Thực hiện:
+Sứa khô ngâm với nước lọc khoảng 1 ngày để giảm mặn và nở đều, rửa sạch, vớt ra để ráo. Nấu một nồi nước chè đặc, để nguội, tiếp tục ngâm sứa trong 1 giờ, vớt ra để ráo, xắt miếng vừa ăn.
+Giò lụa xắt sợi. Thịt nạc luộc xong để nguội sau đó xé sợi. Trứng tráng mỏng, để nguội, xắt sợi. Ướp tất cả với một chút nước mắm.
+Cà rốt, dưa leo, khế chua gọt vỏ, xắt sợi mỏng, ướp với nước cốt chanh + đường + muối cho thấm gia vị chua, mặn, ngọt. Sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh, khi trộn gỏi mới mang ra.
+Rau thơm rửa sạch, xắt sợi mỏng.
Chuẩn bị một đĩa lớn. Cho cà rốt, dưa leo, rau thơm ở dưới, xếp sứa, giò lụa, thịt gà, trứng, rắc thêm mè rang lên trên.
Khi ăn trộn đều các nguyên liệu với nhau. Có thể chấm nước mắm chua ngọt và ăn kèm bánh tráng hay phồng tôm đều ngon. Bà bầu có ăn nộm sứa được không? Món ăn này bà bầu hoàn toàn có thể ăn được vì nó kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn
♦ Phát hiện sự thật về con sứa đỏ – Bà bầu ăn sứa đỏ được không?
Lạ miệng với lẩu sứa
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Sứa khô: 300 gam.
– Nước dùng từ đầu cá, thịt heo xay.
– Lòng đỏ trứng: 1 cái.
– Xoài xanh: 1 quả.
– Cà chua: 2 quả.
– Dứa: ¼ quả.
– Gừng, hành tím.
– Hoa chuối, tía tô, húng quế.
– Bún tươi: 400 gam.
Cách sơ chế:
– Cách làm sứa khô bạn làm như ở công thức làm gỏi sứa. Đầu cá rửa sạch.
– Xoài xanh rửa sạch và ngâm qua với nước muối, để trong khoảng từ 5-10 phút, vớt ra để ráo, để nguyên vỏ, đem băm nhỏ. Cà chua rửa sạch , cắt đôi quả và lọc hết hạt đi. Để lại một phần và thái múi cau và một phần băm thật nhỏ.
– Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch và thái sợi nhỏ. Hành tím bóc bỏ vỏ ngoài và băm nhuyễn rồi đem nướng lên cho thơm. Dứa gọt vỏ, rửa sạch, bỏ mắt, cắt thành từng miếng vừa ăn. Rau húng quế, tía tô, hoa chuối nhặt, rửa sạch và bày ra đĩa.
Cách chế biến:
– Trước hết, các bạn cho đầu cá vào nồi cùng với nước và đun sôi. Sau đó bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi nóng già, và cho hành tím, chà chua thái nhỏ vào xào chín để tạo màu.
– Tiếp đến, các bạn cho dầu ăn vào chảo đun nóng rồi cho hành vào phi thơm, sau đó cho thịt heo xay, lòng đỏ trứng, bột nêm vào xào chín.
– Tiếp theo, các bạn cho tất cả các nguyên liệu ở trên vào nồi nước lèo nhé, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa miệng ăn. Bây giờ, các bạn đặt nồi nước lèo giữa bàn và bày bún, sứa, hoa chuối, húng quế, tía tô ra xung quanh là món ăn đã hoàn thành rồi!
Lưu ý: Không nên ăn sứa biển trong mùa sinh sản của chúng, vì thời điểm này sứa tích lũy rất nhiều độc tố trong cơ thể. KHÔNG cho trẻ em ăn thịt sứa để phòng ngừa tiêu chảy.
Sứa khô hay sứa tươi đều vô cùng bổ dưỡng nếu bạn biết chế biến đúng cách. Hi vọng, qua bài chia sẻ này bạn sẽ có được những cách chế biến sứa khô nhanh nhất!
Chúc bạn thành công!
>> Bạn đã biết đến cách làm chẻo chấm sứa – Cách làm nước chấm sứa?
– Nguyễn Ánh –