Sắn hay còn gọi là khoai mì là một thực phẩm đã từng rất phổ biến trong bữa ăn đối với người Việt. Hiện nay thì khoai mì như một món ăn chơi, ăn vặt của nhiều người. Vậy ăn khoai mì có mập không là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng đi vào trả lời câu hỏi ăn sắn có béo không và tìm hiểu cách ăn sắn đúng cách ở bài viết sau của tapchinhabep.net nhé!
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin sau:
- Ăn sắn có béo không?
- Tác dụng của việc ăn sắn
- Những lưu ý khi ăn sắn
Ăn sắn có béo không?
Khoai mì là loại củ rất giàu tinh bột, protein, khoáng chất, vitamin A, viamin nhóm B và vitamin C. Tuy nhiên củ sắn lại chứa rất ít chất béo và nhất là nghèo đạm. Hơn nữa hàm lượng chất xơ trong khoai mì vô cùng phong phú giúp loại bỏ được mỡ thừa và ngăn chặn cảm giác đói tăng cường khả năng no lâu.
Đặc biệt với hàm lượng carbohydrates dồi dào, việc ăn khoai mì sẽ giúp cân bằng năng lượng và tiêu thụ mỡ thừa hiệu quả. Đồng thời nó ngăn chặn sự hấp thụ chất béo không tốt gây nên tình trạng thừa cân béo phì mất kiểm soát.
Tác dụng của việc ăn sắn
Sắn là một loại củ được dùng rất phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến những công dụng khi ăn sắn. Sau đây là một số lợi ích khi ăn sắn mang lại cho cơ thể.
Giảm đau nửa đầu
Trong sắn có chứa vitamin B2 và riboflavin chứa trong khoai mì giúp giảm các cơn đau đầu liên tục, tăng cường hiệu quả khi chữa trị chứng đau nửa đầu. Chỉ cần ngâm 60 g củ hoặc lá khoai mì khoảng hai giờ và ép lấy nước uống sẽ rất hiệu quả.
Giúp nhanh lành vết thương
Thân cây, lá và rễ khoai mì đều rất có ích trong việc điều trị, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình lành nhanh hơn.
Điều trị tiêu chảy
Đặc tính chống oxy hóa của phần rễ củ của khoai mì có thể khắc phục tình trạng tiêu chảy. Bạn có thể uống phần nước đun sôi từ rễ củ khoai mì để loại bỏ vi khuẩn, giúp điều trị các vấn đề về dạ dày và giảm triệu chứng tiêu chảy.
Ngừa bệnh tim mạch
Khoai mì giúp giảm cholesterol không lành mạnh, hạn chế được các chất béo tích tụ lại ở thành mạch trong cơ thể từ đó ngừa bệnh về tim mạch.
Như vậy sắn không chỉ là loại thực phẩm giúp giảm cân mà còn rất nhiều công dụng mà chúng ta không hề biết đến.
Những lưu ý khi ăn sắn không nên bỏ qua
Mặc dù là một loại thực phẩm quen thuộc, không béo có nhiều công dụng nhưng việc ăn sắn lại không hề đơn giản. Nếu chúng ta không biết ăn và chế biến đúng cách thì rất dễ có thể bị ngộ độc, chất độc trong sắn là HCN.
Chúng ta đã nghe không ít lần người ta vấn truyền miệng về say sắn, nhẹ thì bị đau đầu chóng mặt, nặng thì có thể bị co giật, khó thở, huyết áp giảm… dẫn đến tử vong. Khi gặp trường hợp như vậy bạn nên cho người say sắn nôn ra và đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Sau đây là 2 đối tượng không nên ăn sắn:
- Bà bầu không nên ăn sắn: HCN chứa nhiều trong sắn cao sản dễ dấn đến rối loạn tiêu hoá hay ngộ độc, bởi vậy bà bầu nên hạn chế ăn sắn.
- Trẻ nhỏ tuyệt đối không nên ăn sắn: Ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. tai nạn này chiếm 10% trong số ngộ độc thức ăn, với tỷ lệ tử vong là 16,7%; cao nhất trong các loại hình ngộ độc thức ăn.
Như vậy để đảm bảo an toàn sức khoẻ chúng ta không nên lạm dụng sắn và tìm hiểu rõ khi nào nên ăn sắn và chế biến như thế nào!
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi ăn sắn có béo không và đưa cho bạn một số lưu ý cần biết khi ăn sắn. Mặc dù sắn có rất nhiều công dụng tốt và là một loại thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả tuy nhiên lại là một loại thực phẩm nguy hiểm, chúng ta cần phải lưu ý trước khi ăn nhé!
>> Tiết lộ đồ ăn sáng giảm cân cho các nàng “mi nhon”
– Thỏ –