Cho đến thời điểm hiện tại, cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại đều nhất quán rằng CỦ DỀN có rất nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Nếu bạn muốn sử dụng loại củ nhiều dưỡng chất này, hãy cùng Tapchinhabep.net tìm hiểu thật kĩ về tác dụng của củ dền và cách chế biến củ dền đa dạng hơn nhé!

tác dụng của củ dền (1)

Củ dền là gì? Khẳng định tác dụng của củ dền trong y học

Củ dền có tên khoa học là Beta vulgaris, thuộc họ Cải, được trồng nhiều nhất ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ và nước Anh. Từ lâu, củ dền đã được vinh danh là một loại củ quý bởi những tác dụng của củ dền đối với sức khỏe là vô cùng tuyệt vời.

tác dụng của củ dền (1)

Củ dền có 2 màu: màu tím than và màu đỏ thẫm, vỏ đen xù xì. Trong tự nhiên có 2 dạng là củ dền dài và củ dền tròn. Ruột củ dền có nhiều khoang đậm nhạt khác nhau, tạo thành các vòng tròn đồng tâm.

  • Theo y học cổ truyền, củ dền là loại rau củ có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Có tác dụng giúp thông tân, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí, bổ nội tạng, mát máu. Ngoài ra, công dụng của của củ dền là làm thông huyết mạch, khỏi đau đầu và sườn hông căng tức. Hạt củ dền giúp làm mát cơ thể và ra mồ hôi, lá củ dền giúp tiêu sưng viêm.
  • Với y học hiện đại, các nhà khoa học đã có những nghiên cứu chuyên sâu về củ dền và đã phát hiện nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà loại rau củ này mang lại.

tác dụng của củ dền (1)

Theo số liệu từ Trang cơ sở dữ liệu của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, giá trị dinh dưỡng của củ dền vô cùng dồi dào, một số chất dinh dưỡng điển hình được lấy từ củ dền (phần ăn được) bao gồm: Nước, đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, photpho, kali, các loại vitamin…

tác dụng của củ dền (1)

Các nhà khoa học cho rằng, màu đỏ tươi của củ dền chính là hỗn hợp tự nhiên của màu vàng thực vật (betacyanin) và màu tím (betaxanthin). Những màu này là hóa chất thực vật, đồng thời cũng là chất chống oxy hóa để giúp cơ thể chống lại các gốc tự do.

Vậy tác dụng của củ dền cụ thể là những gì?

Rất nhiều người sử dụng củ dền để ăn hoặc uống nước ép củ dền nhưng chưa thực sự hiểu về tác dụng của củ dền đối với sức khỏe con người. Dưới đây là những tác dụng chính, đã được chứng minh trong y học:

1. Ngăn ngừa ung thư

Đây là tác dụng được nhiều người quan tâm nhất khi ăn củ dền. Nước ép từ củ dền có khả năng ngăn chặn hợp chất nitrosamines – chất có khả năng gây ung thư.

tác dụng của củ dền (1)

2. Bảo vệ tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, củ dền có chức năng hạ cholesterol, chống oxy hóa nhờ có chất betacyanin và betaxanthin, chính vì thế loại củ này được cho là một ‘trợ thủ đắc lực’ trong việc bảo vệ tim mạch.

tác dụng của củ dền (1)

3. Thư giãn thần kinh, giảm mệt mỏi

Hợp chất có tên là Betaine trong củ dền cũng là chất giúp thư giãn thần kinh con người nhờ kích thích quá trình tổng hợp Serotonin vốn là chất dẫn truyền thần kinh.

Bên cạnh đó, thành phần nitrat có tác dụng làm giảm quá trình hấp thu oxy, từ đó làm giảm sự mệt mỏi cho cơ thể.

giảm mệt mỏi

4. Bảo vệ gan

Betaine có trong củ dền với lượng khá lớn, chất này đóng vai trò trong việc giúp tăng cường chức năng gan, giúp cơ thể giảm mỡ.

5. Hạ đường huyết

Các nhà khoa học còn cho biết, chất nitrat được tìm thấy trong củ dền có thể giúp giảm đường huyết. Nguyên nhân là thành phần nitrat vô cơ trong củ dền khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành khí nitrat oxide (NO). Loại khí này giúp cho các mạch máu tăng dòng chảy, đưa oxy và các chất dinh dưỡng vào tế bào cơ dễ dàng hơn.

tác dụng của củ dền (1)

6. Tốt cho phụ nữ mang thai

Đối với thai phụ, củ dền có tác dụng khá nhiều: phòng chống thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc gan, ngăn chặn tăng cân quá mức, ngăn ngừa khiếm khuyết thai nhi… Tuy nhiên, nếu sử dụng củ dền trong chế độ ăn của thai phụ thì cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng với lượng phù hợp để tránh những tác dụng phụ.

tác dụng của củ dền (1)

Nếu sử dụng củ dền trong chế độ ăn của thai phụ thì cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng

Như vậy, có không ít những tác dụng của củ dền cho sức khỏe con người và tác dụng của củ dền đỏ và tác dụng của củ dền tím là tương đương nhau. Để đưa loại thực vật bổ dưỡng này vào chế độ ăn uống hàng ngày thì bạn cũng cần biết một số cách chế biến củ dền đa dạng.

Cách chế biến củ dền – Gợi ý từ các chuyên gia dinh dưỡng

Đối với loại thực vật này, bạn có thể sử dụng cả lá rau dền và củ dề để chế biến món ăn cho gia đình mình. Sau đây sẽ là một số gợi ý món ăn từ rau và củ dền để bạn thực hiện:

  • Cơm củ dền, mì củ dền
  • Canh lá/củ dền nấu sườn non, nấu thịt bằm
  • Salad củ dền tươi ngon, bổ dưỡng
  • Xôi nếp củ dền
  • Soup củ dền
  • Bánh lứt củ dền…

tác dụng của củ dền (1)

Salad củ dền và các loại rau củ quả khác sẽ là món khai vị cực kì bổ dưỡng cho cả gia đình

Ngoài ra, cách chế biến củ dền đỏ cho bé ăn dặm cũng được rất nhiều bà mẹ yêu thích. Bạn có thể chế biến cháo củ dền- cà rốt- khoai tây cho bé, đậu hũ yến mạnh màu củ dền để ăn dặm, soup củ dền… Nên kết hợp củ dền với một số loại rau củ khác, như cà rốt, dứa, khoai tây… để bổ sung đủ dưỡng chất cho trẻ tập ăn.

tác dụng của củ dền (1)

Trên đây là những thông tin cực kì cần thiết về tác dụng của củ dền và cách chế biến củ dền đơn giản nhất. Chúc bạn và gia đình có những món ăn ngon miệng và tốt cho sức khỏe!

>> Cách làm nước ép củ dền – Uống nước ép củ dền hàng ngày có tốt không?

– Hiên Vũ –