Với 3 cách làm giấm nuôi đơn giản, dễ làm từ nguồn nguyên liệu dễ kiếm trong bài viết này, bạn sẽ có thể làm được giấm an toàn, thơm ngon, phục vụ cho bữa cơm hàng ngày trong gia đình. Cùng đọc bài viết dưới đây của tapchinhabep.net nhé!
Tại sao bạn nên tự làm giấm? Tác hại của giấm pha sẵn
Giấm công nghiệp và giấm ăn nhà làm đều có thành phần chung là: axit axetic, tuy nhiên trong giấm ăn tự làm còn có một số thành phần tốt cho sức khỏe khác như: đường, axit hữu cơ, muối vô cơ,…
Theo một số chuyên gia: Axit axetic tự nhiên có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng những loại axit công nghiệp thì KHÔNG NÊN sử dụng để chế biến thực phẩm. Đặc biệt, nếu sử pha axit công nghiệp nồng độ cao vào nước có thể gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe như: khiến dạ dày bị “bào mòn”, làm độ PH trong cơ thể giảm.
Giấm công nghiệp đa phần được làm từ axit và nước lã
→ Tự làm giấm tại nhà là giải pháp an toàn nhất cho bạn!
Tổng hợp 3 cách làm giấm nuôi an toàn, dễ làm
Cách làm giấm từ bỗng rượu
Cơm rượu nếp không chỉ là món ăn ngon, hay giúp tăng sức đề kháng mà còn được sử dụng để là giấm ăn. Làm giấm từ bỗng rượu được khá nhiều người áp dụng vì có thể tận dụng được cơm rượu nếp thừa hay chưa dùng đến.
Để thực hiện cách làm giấm nuôi bằng rượu, bạn hãy chuẩn bị những nguyên liệu bên dưới nhé!
- Cơm rượu (rượu nếp cái)
- Nước
Cách làm:
Hòa nước với cơm rượu cho loãng
Cho hỗn hợp vào nồi áp suất đun sôi nhỏ lửa 30 phút- 1 giờ cho cơm rượu nát ra như cháo.
Để nguội cho vào lọ thủy tinh đậy kín bằng mảnh vải thô hoặc khăn sữa và buộc lại.
→ Để khoảng 2-3 tuần dấm bỗng lên men chua là có thể dùng được!
Cách làm giấm gạo truyền thống
Giấm gạo có thể làm từ gạo tẻ hoặc những loại gạo khác nhau. Bạn có thể làm giấm gạo bằng chính những nguyên liệu đơn giản nhất trong căn bếp gia đình.
Nguyên liệu
- Gạo: 2 kg
- Men bia: 1kg
- Đường trắng: 800 gram
- Trứng gà: 4 quả
- Hũ thủy tinh đựng giấm
- Tấm vải mỏng
Lưu ý: Tỷ lệ gạo: men sẽ là 2:1 → Bạn có thể thay đổi sao cho vừa vặn với lượng giấm bạn cần làm.
Cách thực hiện
- Nấu cơm sau đó ngâm trong nước qua đêm và để trong tủ lạnh
- Sử dụng tấm vải sạch, chắt hết nước trong cơm
- Khuấy đều hỗn hợp nước cơm và đường được pha theo tỷ lệ 4: 3/4
- Đun sôi hỗn hợp trong 20 phút và để nguội
- Trộn hỗn hợp với men bia theo tỉ lệ 1:1, cho tất cả vào hũ thủy tinh, đậy kín lại và đợi 1 tuần để hỗn hợp thành giấm
Trước khi sử dụng bạn hãy hòa một chút lòng trắng trứng vào nước giấm. Cứ 3 bát con 1 lòng trắng trứng. Không hề phức tạp phải không nào?
Vì cách làm giấm gạo truyền thống khá đặc biệt nên giấm gạo thường có vị ngọt hơn, lượng axit cũng ít hơn so với các loại giấm khác. Trung bình, lượng axit axetic có trong giấm tự làm khoảng 4-5 %, riêng giấm gạo lượng axit này chỉ khoảng 3%. → Bạn hoàn toàn có thể yên tâm nấu những món ăn ngon, an toàn cho gia đình của mình.
Cách làm giấm nuôi bằng nước dừa
Nguyên liệu
- Dừa tươi: 2 quả
- Rượu trắng
- Nước lọc
Lưu ý nên chọn những quả dừa to, nặng khoảng 1.5- 2 kg, đây thường là những quả nhiều nước, nước không bị chua.
Các làm giấm nuôi bằng nước dừa
- Hòa tan 2 quả dừa tươi, 40ml rượu trắng, 800ml nước lọc
- Khuấy đều hỗn hợp nước và rượu, cho vào bình sau đó đậy kín nắp lại
- Để nơi thoáng mát sau 2 tháng
- Múc hết nước dấm ra chai để dùng và cho rượu và nước dừa và nước lọc vào bằng lượng nước múc ra
- Các lần sau chỉ một tháng có thể sử dụng được và chiết giấm ra một lần
Bạn có thể sử dụng giấm để làm nhiều món ăn khác nhau như: nấu ốc, làm nước chấm, ngâm tai heo, ngâm chận gà, làm salad…
Cách bảo quản giấm dùng được lâu
Sau được lọc, để giấm sử dụng được lâu, bạn hãy tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đựng giấm vào bình thủy tinh sạch sẽ, không còn nước đọng
- Bảo quản ở nơi khô thoáng
- Giấm lọc càng kĩ cặn sẽ sử dụng được lâu hơn
- Có thể cho thêm một chút muối ăn, một vài tép tỏi sẽ giúp giấm lâu bị hỏng
Với những chia sẻ trong bài viết này, chúc bạn thành công với cách làm giấm nuôi tại nhà!