Bạn muốn làm món kim chi để ăn trong những ngày chay tịnh, nhưng bạn thắc mắc không biết nên làm như thế nào? Vậy thì đừng lo, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm kim chi chay Việt Nam ngon không kém cạnh gì kim chi Hàn Quốc.
Nguyên liệu cho cách làm kim chi chay
- 2.5 kg cải thảo
- 100g muối
- 300g củ cải
- 150g cà rốt
- 5 dọc hành lá
- 80g lá hẹ
- 80g hành tây
- 1quả lê
- 15g nấm hương khô
- 1 thìa cafe muối
- 300g bột gạo nếp
- 2 thìa canh đường
- 1 củ tỏi
- 1 nhánh nhỏ gừng
- 140g bột ớt
Cách làm kim chi chay Việt Nam
Bước 1: Chế biến cải thảo
- Cải thảo bạn chọn cải tươi, đem về rửa sạch rồi cắt làm 4 phần, để ráo.
- Rắc muối lên từng bẹ lá của cải thảo. Bước này cần rắc muối kĩ và đều khắp các bẹ lá cải. Ở gần gốc, lá cải dày và mọng nước hơn thì bạn chú ý rắc muối nhiều hơn so với phần lá.
- Sau khi rắc muối, bạn để cải ra chậu, ướp trong khoảng 6 tiếng. Trong thời gian này cải thảo sẽ mềm và ra nước nhiều.
Lưu ý: Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian ướp thì bạn có thể lấy đá hoặc thớt gỗ lớn đè lên củ cải trong vòng 2 – 3 tiếng, cứ 30 phút lại lật cải 1 lần từ dưới lên để cải được ra nước đều.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Trong thời gian đợi cải thảo ra nước, bạn tiến hành sơ chế các nguyên liệu còn lại đã chuẩn bị ở trên:
- Củ cải, cà rốt, hành lá và hẹ thì bạn đem rửa sạch rồi để ráo nước.
- Củ cải và cà rốt thì đem thái sợi nhỏ. Hẹ và hành lá rửa sạch, cắt khúc khoảng 4 cm.
- Tỏi, hành tây, gừng bạn sơ chế rồi rửa sạch, để ráo nước. Táo và lê gọt vỏ, bỏ hột.
Bước 3: Chế biến bột nếp
Điểm khác biệt giữa cách làm kim chi Hàn Quốc và Việt Nam là bước này. Thường kim chi Hàn Quốc người ta sẽ dùng bột nếp nấu đơn giản với nước là được. Còn cách làm kim chi Việt Nam thì có thêm 1 vài gia vị khác, thực hiện như sau:
- Nấm hương khô đem rửa sạch và để ráo.
- Cho nấm hương cùng 500ml nước vào nồi và bắc lên bếp, ninh trên lửa nhỏ khoảng 30 – 45 phút → Vớt nấm hương ra, để riêng.
- Hòa tan bột nếp đã chuẩn bị với 1 chút nước, sau đó cho vào nồi nước trên → Cho 2 thìa đường vào, khuấy đều cho tan rồi tắt bếp, để nguội hẳn.
Bước 4: Làm sốt kim chi
Cho lê, gừng, tỏi, bột ớt,muối, đường, hành tây vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn → Trộn hỗn hợp trên vào nồi bột nếp đã sơ chế cùng hành lá, hẹ, cà rốt → Đảo đều đến khi hỗn hợp sệt, quyện vào nhau.
Bước 5: Muối kim chi chay
- Vớt cải thảo đã ướp ở trên ra, rửa sạch lại nhiều lần với nước, vắt và để ráo → Cho vào một chậu sạch.
- Tiến hành phết sốt kim chi vào từng bẹ của cải thảo, chú ý phết 2 bên của bẹ và phết ở phần thên nhiều hơn một chút.
- Tiếp đến bạn cuộn cải thảo gọn lại rồi cho vào lọ, đậy kín. Chú ý đừng cho đầy quá, cách nắp khoảng 5 – 10cm để cải có khoảng trống để lên men.
Lưu ý: Không dùng lọ làm từ kim loại để lên men kim chi. Bạn có thể dùng lọ thuỷ tinh, hộp nhựa hoặc chum gốm để thực hiện quá trình lên men.
Cách muối kim chi cải thảo chay khá là đơn giản, so với loại kim chi thông thường thì với kim chi cải thảo chay bạn không sử dụng nước mắm hay mắm tép.
Những lưu ý khi sử dụng vào bảo quản kim chi chay
- Tùy vào điều kiện thời tiết thì quá trình lên men của kim chi sẽ nhanh hoặc chậm. Thường thì sau khi muối 2 – 3 ngày là kim chi đã lên men và có độ chua vừa phải, mà có thể ăn trực tiếp luôn.
- Kim Chi lên men thành công, bạn cần bảo quản trong tủ lạnh để quá trình lên men chậm lại → sử dụng lâu dài mà kim chi không bị chua quá.
- Khi mang ra sử dụng kim chi, bạn lưu ý đậy nắp hộp kín lại, tránh để kim chi tiếp xúc với không khí.
Trên đây là các làm kim chi chay Việt Nam mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng bạn có thể làm thành công món ăn này để thay đổi thực đơn trong những ngày ăn chay.