Cách làm bún riêu cua để bán so với làm tại nhà có nhiều điểm khác biệt. Để làm nên thành công với cách nấu bún riêu kinh doanh, cùng Tapchinhabep.net điểm tên những lưu ý quan trọng này nhé!
Lưu ý quan trọng với cách làm bún riêu cua để bán
Nguyên liệu chuẩn cho món bún riêu chuẩn miền Bắc
Và tới tận cho tới bây giờ, bạn vẫn chưa biết chính xác để làm món bún riêu cua này. Thì chúng ta cần phải mua chuẩn bị những nguyên liệu gì. Khi mà lên mạng internet tìm kiếm thông tin nhưng lại có quá nhiều thông tin nhiễu. Không biết đâu mới là đáp án chính xác sát nhất với câu hỏi thắc mắc của mình.
Sau khi tìm hiểu tại những quán bún riêu cua nổi tiếng Hà Thành, chúng tôi đã tìm ra “công thức” chung cho món bún riêu cua miền Bắc gồm: bún tươi, cua đồng, thịt xay, tôm khô, quả trứng gà (tạo chất kết dính cho gạch cua), đậu phụ, cà chua.
Các loại gia vị cần thiết khác: hành khô, hành lá, tỏi, giấm bỗng, mắm tôm (riêu cua Bắc phải có mắm cua), muối, dầu ăn…
Chọn nguyên liệu cần lưu ý gì?
Cách chọn cua đồng tươi ngon: Đầu tiên bạn nên chọn cua đồng màu tím xám đục, phần mái của màu sáng hơn. Muốn chọn của nhiều thịt thì nên chọn cua đực có yếm nhỏ và nhọn, còn với chọn của nhiều gạch thì chọn của cái có yếm lớn hơn, người ta thường gọi là yếm bông. Và bạn phải chọn những con còn di chuyển nhanh, càng và chân còn đủ, lấy tay ấn vào vỏ yếm thấy nổi bọt khi thì cua còn tươi.
Với cua đồng tươi bạn rửa sạch, ngâm từ 1 đến 2 tiếng cho sạch bùn cát rồi rửa sạch lại lần nữa. Sau đó bóc bỏ mai cua để ráo nước. Còn gạch cua thì bạn nhẹ nhàng dùng que hay đũa nhỏ gạch ra để riêng. Đặc biệt chú ý, tránh chọn cua đã chết khi nấu sẽ có mùi, ăn không ngon.
Khi làm cua, để tránh bị cua kẹp tay, sau khi đã làm sạch cua, bạn có thể cho cua vào trong nước đá lạnh.
Để làm bún riêu cua ngon, cua phải được giã bằng tay, váng thịt cua mới mềm, mịn và giữ được mùi vị đặc trưng. Nếu không có thời gian bạn đem xay cua bằng máy xay, nhưng váng thịt cua thường xốp, sạn.
Bún rối tươi, sợi nhỏ làm sẽ ngon hơn.
Chú ý trong cách nấu bún riêu để bán
→ Luôn phi hành mỡ, chưng gạch cua thật thơm và cho vào nước dùng để nước dùng không bị tanh.
→ Nếu bạn muốn đậu phụ ngấm nước dùng hơn thì thay vì xếp đậu vào tô, bạn có thể thả đậu trực tiếp vào nồi nước dùng.
→ Phần gạch cua sau khi chưng thơm, bạn có thể cho vào nồi nước dùng luôn hoặc cho ra từng tô bún.
Mẹo nhỏ trong kinh doanh bún riêu cua
Món ngon chắc chắn sẽ thu hút khách hàng. Và bên cạnh đó, thái độ phục vụ hay dịch vụ nhà hàng sẽ là yếu tố giữ chân khách. Dù có là một quán nhỏ hay nhà hàng bún riêu cua lớn, những mẹo nhỏ sau đây chắc chắn sẽ tạo nên điểm khác biệt thu hút khách hàng.
1. Tạo không gian riêng cho thực khách
Với món ăn đậm chất dân quê, bạn có thể trang trí không gian quá theo hướng đậm chất quê hương sẽ tạo cảm giác yên bình, thơ mộng hơn.
Bạn có thể sử dụng những chất liệu truyền thống như bàn gỗ, ghế gỗ, những chiếc bát theo kiểu cổ điển.
2. Thêm dịch vụ cho khách hàng
Bạn có thể cung cấp thêm các loại đồ uống cho khách. Bạn có thể miễn phí đồ uống nhẹ như chè xanh hay nước lọc. Vào mùa hè, bạn cung cấp thêm đá cho khách giải nhiệt. Bên cạnh đó, bạn bán kèm những loại đồ uống khác như nước ngọt, bia,… vừa là để tăng sự hài lòng cho khách mà lại đem lại thêm một khoản thu cho khách hàng.
Bạn có thể cung cấp thêm việc bán bún cho khách mang về. Nếu kinh doanh quán nhỏ bạn có thể dùng túi ni lông, còn nếu quán lớn bạn nên sử dụng bát nhựa cho lịch sự mà khách mang đi cũng tiện lợi hơn.
Bún riêu cua thơm mùi cua, có vị chua chua của me, vị giòn giòn của đậu phụ rán, vị nước ngọt ngọt thanh thanh xen lẫn hương vị của cà chua mang lại cho người dùng cảm giác rất ngon miệng và thoải mái. Món này luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các thực khách vào mùa hè. Với những lưu ý về cách nấu bún riêu cua để bán hi vọng sẽ giúp bạn thu hút thêm nhiều khách hàng mới!
Chúc bạn thành công!
– Nguyễn Ánh –