Nước mía nguyên chất là một thức uống ngon miệng mà hầu hết các mẹ bầu đều thích khi mang thai. Tuy nhiên, bà bầu uống nước mía liệu có tốt cho thai nhi không? Hãy cùng tapchinhabep.net giải đáp thắc mắc qua bài viết tin tức sau!
Bà bầu uống nước mía liệu có tốt cho thai nhi không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tuy trong nước mía có hơn 70% là các loại đường nhưng đây lại là thức uống vô cùng giàu dinh dưỡng, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho phụ nữ mang thai. Bởi ngoài đường, nước mía còn chứa rất nhiều các chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, vitamin B, vitamin C và gần 30 loại axit amin tự nhiên. Hơn thế trong nước mía còn có canxi, protein, kali, sắt, magie,… đây đều là các chất mà mẹ bầu đặc biệt cần cung cấp khi mang thai.
Vì vậy, mẹ bầu nên uống một ly nước mía mỗi ngày để nhận được những lợi ích sau:
- Cung cấp lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể:
Do trong nước mía chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất, cùng với đó là axit hữu cơ, nên mẹ bầu sẽ được bổ sung thêm nhiều năng lượng và calo. Mỗi ngày uống 1 ly nước mía sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cũng như bù đắp được 1 lượng lớn các chất bị thiếu hụt trong thời kỳ mang bầu.
Mẹ bầu uống nước mía có tốt không
Hơn nữa, trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu hay gặp tình trạng mệt mỏi, chán nản. Có một bí mật là các loại đường trong nước mía sẽ giúp các mẹ cải thiện tình trạng đó. Chỉ cần uống 1 ly nước mía, đảm bảo các mẹ sẽ vui vẻ và tinh thần phấn chấn lên rất nhiều.
- Hạn chế ốm nghén:
Các mẹ bầu có thể cho 1 vài lát mỏng gừng vào ly nước mía khi uống. Bởi gừng không chỉ cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể mà khi kết hợp với nước mía còn giúp giảm tình trạng ốm nghén ở phụ nữ khi mang thai.
- Tốt cho hệ tiêu hóa:
Trong nước mía có chứa rất nhiều Kali, là một bài thuốc cực kỳ hiệu nghiệm đặc trị táo bón. Không những vậy, các thành phần trong nước mía còn giúp cân bằng các axit trong đường ruột, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm dạ dày và hệ tiêu hóa được hoạt động trơn chu hơn. Không những thế còn có thể điều chỉnh nồng độ bilirubin trong gan, giúp gan khỏe mạnh hơn.
- Phòng chống bệnh tật cho thai phụ:
Vì trong quá trình mang thai, mẹ bầu thiếu hụt nhiều chất, sức đề kháng giảm nên sẽ dễ mắc các bệnh như viêm họng hay cảm lạnh. Tuy nhiên, trong quá trình mang bầu, các mẹ lại tuyệt đối không được dùng thuốc. Vậy nên, mách nhỏ cho các mẹ mẹo này: Chưng nước mía cùng với quất là phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả, để các mẹ sử dụng khi mắc bệnh vặt.
Mách nhỏ: Các mẹ có thể sử dụng nước mía cùng với các loại nước ép như cà rốt, cam, táo hay tắc, sẽ giúp thức uống ngon miệng hơn và cũng cung cấp nhiều chất bổ dưỡng hơn để cho mẹ và bé cùng khỏe mạnh.
Bà bầu nên uống nước mía vào thời điểm nào?
Nước mía thực sự rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ khi mang thai và cả thai nhi. Tuy nhiên cần lưu ý thời điểm uống để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe hay đường ruột.
Mẹ bầu nên uống nước mía vào buổi trưa để giải khát cũng như cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hoặc vào buổi chiều sau khi ngủ dậy để bù nước và tăng năng lượng, cải thiện tinh thần. Tránh uống nước mía vào sáng sớm và buổi tối vì có thể lạnh bụng. Cũng cần tránh uống trước bữa ăn, để không làm rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến dạ dày.
Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi uống nước mía
- Tuy nước mía tốt cho cả mẹ và bé nhưng mẹ bầu vẫn phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.
- Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên uống một lượng vừa đủ, không quá 400ml và không nên coi nước mía là thức uống chính trong ngày. Tránh tình trạng tăng cân, béo phì và tiểu đường trong quá trình mang thai.
- Nước mía ép xong nên uống ngay, không nên để lâu quá 3 giờ, vì môi trường trong nước mía rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Mẹ bầu uống vào dễ bị rối loạn tiêu hóa
- Đặc biệt không sử dụng nước mía cùng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng vì chúng sẽ làm cản trở công dụng của nhau.
Hy vọng với những thông tin trên mẹ bầu đã có thể an tâm hơn khi sử dụng loại thức uống này!