Máu nhiễm mỡ không phải chỉ xuất hiện ở người thừa cân, béo phì. Ngay cả những người gầy vẫn có thể bị mắc máu nhiễm mỡ. Vậy nguyên nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ là gì, cách phát hiện ra sao và làm sao để ngăn ngừa bệnh máu nhiễm mỡ? Hãy cùng đến với những kinh nghiệm sau đây của tapchinhabep.net để hiểu thêm về bệnh máu nhiễm mỡ và thực đơn hàng ngày cho người bị máu nhiễm mỡ.

Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Ai cũng nghĩ rằng bệnh máu nhiễm mỡ chỉ xuất hiện ở những người thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, kể cả người gầy vẫn có thể bị máu nhiễm mỡ.

Máu nhiễm mỡ còn gọi là bệnh máu mỡ cao là tình trạng rối loạn chuyển hoá lipid máu, hay dễ hiểu hơn là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu bao gồm cholesterol, triglyceride.

Thực đơn hàng ngày cho người bị máu nhiễm mỡ nên lưu ý điều gì?

Cách phát hiện mắc bệnh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó để người bệnh phát hiện ra. Một số triệu chứng có thể gặp khi mắc bệnh đó là: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp…Bệnh phát triển đến giai đoạn cuối sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm như: huyết áp cao, đau tim, xơ vữa động mạch…

Cách duy nhất để bạn biết chắc chắn mình có bị mắc máu nhiễm mỡ hay không là đi kiểm tra máu. So sánh các chỉ số để biết mình có bị mắc máu nhiễm mỡ hay không.

Thực đơn hàng ngày cho người bị máu nhiễm mỡ nên lưu ý điều gì?

Nguyên nhân khiến mắc bệnh máu nhiễm mỡ

Chính xác là bệnh máu nhiễm mỡ thường xuất hiện ở những người bị thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác gây nên bệnh máu nhiễm mỡ đó là:

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh máu nhiễm mỡ.
  • Ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính: Nữ giới từ 15 – 45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu ở nữ giới sẽ tăng cao và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạnh.
  • Lười vận động: Khi cơ thể lười vận động sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và làm giảm nồng độ cholesterol tốt.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: người bị các bệnh mãn tính như đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp, bệnh gan, hay đang trong thời kỳ uống thuốc tránh thai, một số thuốc tim mạch cũng có nguy cơ dẫn đến mỡ máu cao.

Thực đơn ăn uống ngăn ngừa bị máu nhiễm mỡ và người bị máu nhiễm mỡ

1. Những đồ ăn cần tránh khi bị máu nhiễm mỡ

– Tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa, dầu này không chỉ tồn tại riêng lẻ nó còn có mặt trong kem thực vật, cà phê, bánh kem, …

– Tránh thức ăn như bơ động vật, bánh, bánh nướng, khoai tây rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến từ công nghiệp, thức ăn có chứa axit béo dạng trans… Hạn chế ăn thịt đỏ.

Thực đơn hàng ngày cho người bị máu nhiễm mỡ nên lưu ý điều gì?

2. Nên ăn gì để ngăn ngừa máu nhiễm mỡ

– Nên dùng dầu các loại dầu thực vật như dầu cải, dầu liu, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành, hay dầu hướng dương…các loại dầu có tác dụng làm giảm cholesterol.

– Ăn nhiều các loại cá để hấp thụ axit béo omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch.

Thực đơn hàng ngày cho người bị máu nhiễm mỡ nên lưu ý điều gì?

– Tăng lượng chất sơ trong mỗi bữa ăn, đặc biệt dưới dạng hòa tan. Những thức ăn chứa nhiều chất sơ hòa tan như các loại hạt họ đậu, gạo lứt, lúa mạch, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi …). Những thức ăn này giúp làm giảm lượng chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể.

– Cần nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng lên, làm tăng nguy cơ gây bệnh tim.

Ngoài các thức ăn chứa nhiều chất trên, bạn cần ăn uống đúng bữa, đúng giờ và nên ăn ít vào buổi tối.

Vậy qua bài viết trên, bạn đã biết như thế nào là bệnh máu nhiễm mỡ, nguyên nhân và cách ngăn ngừa, thực đơn hàng ngày cho người bị máu nhiễm mỡ rồi đúng không? Hãy cùng theo dõi tapchinhabep.net để có thêm kiến thức trong thực đơn hàng ngày nhé. Chúc bạn có những bữa ăn ngon và luôn mạnh khoẻ!

-Thỏ-