Trung thu được xem là một cái tết lớn trong năm, Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa hằng năm, nó mang ý nghĩa của sự chăm sóc, của sự hiếu thảo như ngày báo hiếu, của lòng biết ơn, sự tri ân, của tình thân bằng hữu, của đoàn tụ, và của yêu thương. Vậy thì, năm nay khi nào Trung thu?

Năm nay, Trung thu sẽ rơi vào tháng 9 dương lịch. Hãy cùng tapchinhabep.net tìm hiểu ngày mấy Trung thu, và câu chuyện mà bạn chưa biết về nguồn gốc ngày tết Trung thu nhé!

khi nào trung thu

Khi nào Trung thu? Ngày Trung thu là ngày mấy dương lịch?

Trung thu là ngày 15/8 (âm lịch) hàng năm vì ngày này mặt trăng tròn nhất và sáng nhất. Bên cạnh đó vào thời gian này cũng đã thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức lễ hội trăng rằm.

Tết Trung Thu chính là ngày Rằm tháng 8 âm lịch: Ngày 15/8 (Tức ngày Quý Sửu, Tháng: Quý Dậu, Năm Kỷ Hợi.)

Trong năm 2019 ngày 15/8 âm lịch là ngày: Thứ 6 ngày 13 tháng 9 năm 2019 dương lịch.

ngày mấy trung thu

Thông tin tốt xấu trong ngày 

Hướng xuất hành

Hỷ thần: Hướng Đông Nam

Tài thần: Hướng Tây Bắc

Hắc thần: Hướng Đông Bắc

Tuổi xung với ngày 

Ất Mùi, Tân Mùi, Đinh Hợi, Đinh Ty.

Sao tốt

Nguyệt ân: Tốt mọi việc.

Mãn đức tinh: Tốt mọi việc.

Tam hợp: Tốt mọi việc.

Mẫu thương: Tốt về cầu tài, trồng trọt, dưỡng dục gia súc.

Thiên ân: Tốt mọi việc

Sao xấu

Đại hao (Tử khí): Xấu mọi việc.

Đại không vong: Kỵ xuất hành, giao dịch, giao tài vật

Việc nên, không nên làm

Nên: Khởi công mọi việc đều tốt . Tốt nhất là dựng cột, cất lầu, làm dàn gác, cưới gã, trổ cửa dựng cửa, tháo nước hay các vụ thủy lợi, cắt áo.

Không nên: Đóng giường , lót giường, đi đường thủy.

ngày tết trung thu

Đôi nét về nguồn gốc Tết Trung thu

Tết Trung thu ban đầu được biết đến là cái tết của người lớn và sau đó nó dần trở thành Tết của thiếu nhi. Tết Trung Thu được tính theo Âm lịch là vào ngày Rằm tháng 8.

Vậy, từ khi nào Trung thu trở thành một ngày lễ Truyền thống ở nước ta? Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

trống đồng ngọc lũ

Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Nguồn gốc Tết Trung thu tại Việt Nam được cho rằng xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp của dân tộc ta. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi.

Đối với người Việt, đêm rằm tháng 8, đêm rằm Trung Thu mọi người vừa ăn cỗ vừa kể chuyện về trăng. Trăng là Thái Âm, là nơi mát lạnh với nhiều điều tốt đẹp. Theo sự tích dân gian còn có thỏ ngọc, cây đa, chú Cuội, chị Hằng.

nguồn gốc trung thu việt nam

Ngày Tết Trung thu thường có những hoạt động gì?

Vào dịp này sẽ có rất nhiều sự kiện được tổ chức cho thiếu nhi và cả người lớn cũng có thể tham gia được. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước, tò he… và được ăn bánh nướng, bánh dẻo.

Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Do đó ngày này còn có một tên gọi khác là Tết Trông Trăng. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thỏa thích.

Tết Trung thu

Theo phong tục tập quán từ xưa đến nay, Tết Trung Thu của người Việt mang ý nghĩa tết đoàn viên và chính là tết của trẻ em. Tết Trung thu không chỉ có ở Việt Nam mà còn là ngày hội truyền thống của nhiều quốc gia Châu Á khác với những phong tục tập quán đặc trưng riêng thể hiện bản sắc của dân tộc mình.

Tết Trung thu năm nay đã đến gần rồi. Chúc các bạn một mùa Trung thu vui vẻ, ấm áp bên gia đình và người thân thương!

>>> Bánh Trung thu ngon Hà Nội – Bánh Trung thu nào ngon nhất hiện nay? <<<

Xem thêm: 

Quỳnh Trang