Con người ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe nhiều hơn, đó cũng là lý do tại sao đậu nành được sử dụng ngày càng nhiều. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về tác dụng của đậu nành? Vậy thực hư thế nào hãy cùng Tapchinhabep.net tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Đậu nành và các sản phẩm chính từ đậu nành

Trong hạt đậu nành hay còn gọi là đậu tương có các thành phần: Protein (40%), Lipit (12-25%), Gluxit (10-15%); một số muối khoáng như Ca, Fe, Mg, Na,…; các Vitamin A, B1, B2, D, E, F và các enzyme, sáp, nhựa, xenlulogo.

thành phần chính của đậu nành

Cây đậu tương là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại rất dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, làm bánh kẹo, xay thành sữa nhờ máy xay đậu nành … đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của con người.

Những tác dụng của đậu nành đã được kiểm chứng

Đã từng có các bài viết hoặc tin đồn cho rằng sử dụng đậu tương có thể gây ra nhiều tác hại, thậm chí có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên TS.BS Trần Bá Thoại, chuyên gia về lĩnh vực Nội tiết & Chuyển hóa, qua cuộc phỏng vấn cùng báo Dân trí, đã cung cấp các thông tin xác thực về loại thực phẩm này.

Đậu nành giúp giảm cân hiệu quả

Công dụng lớn nhất của đậu tương trong việc giảm cân là làm giảm lượng calo và hàm lượng đường. Trung bình một ly sữa đậu nành chỉ chứa khoảng 80 calo và có thể thấp hơn so với các loại sữa không béo khác.

Trong khi các loại sữa khác chứa 12gram đường lactose (là loại đường cơ thể không tự hấp thu được) thì trong sữa đậu tương chỉ chứa một nửa lượng đường này. Phần còn lại trong cacbohydrat của đậu nành là chất xơ.

1 ly sữa đậu nành chỉ chứ 80 calo

Bảo vệ các mạch máu

Axit béo Omega 3, Omega 6 và các chất chống oxy hoá trong đậu tương giúp bảo vệ các mạch máu khỏi bị vỡ và tổn thương. Những chất này giúp bao bọc mạch máu, bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của các gốc tự do và mảng bám cholesterol.

Ngoài ra, các dưỡng chất này còn giúp cải thiện độ linh hoạt và tình trạng lỏng của mạch máu, giúp chúng đàn hồi hơn mỗi khi huyết áp thay đổi.  

đậu nành giúp bảo vệ các mạch máu

Cải thiện bệnh loãng xương

Với lượng protein phong phú và tinh chất isoflavones sữa đậu có thể giúp xương chắc khỏe, tránh loãng xương. Nhiều chế độ ăn cho người già, phụ nữ sau mãn kinh đều được khuyến cáo nên dùng thêm các chế phẩm từ đậu tương.

đậu nành giúp hấp thụ canxi vào cơ thể

Ngăn ngừa các triệu chứng hậu mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh các chị em phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh về tim mạch và tiểu đường. Họ cũng dễ bị trầm cảm, mất ngủ và gặp các vấn đề về thể chất hơn.

Nguyên nhân là do lượng hoocmon estrogen tiết ra trong cơ thể phụ nữ rơi xuống mức thấp nhất. Việc suy giảm hoocmon đột ngột như thế sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe đối với phụ nữ thời kỳ hậu mãn kinh.

Không chỉ giúp hấp thụ canxi trong cơ thể, tinh chất Isoflavones trong đậu tương còn giúp cân bằng estrogen hiệu quả. Vì vậy, thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ giúp giảm các triệu chứng hậu mãn kinh này.

đậu nành giúp giảm triệu trứng hậu mãn kinh

Ngoài các tác dụng kể trên, đậu tương còn có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể khác như: ngăn ngừa và giảm cao huyết áp, phòng ngừa xơ vỡ động mạch, giúp nam giới có giảm khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ.

Khoa học cần phải có bằng chứng. Một thực phẩm tốt xấu, bổ dưỡng hay độc hại phải được chứng minh rõ ràng: Do chất gì? Liều lượng ra sao ? Ăn bao lâu? Và do cơ chế nào?

TS.BS Trần Bá Thoại kết luận rằng:Đã quá đủ cơ sở khoa học để khẳng định rằng Đậu nành là một thực phẩm tốt có giá trị dinh dưỡng cao, nên sử dụng ”.

→ Giải đáp thắc mắc: Sữa đậu nành để được mấy ngày?

Sử dụng đậu nành đúng cách để tránh phản tác dụng

Đậu tương đã được kết luận rằng là một thực phẩm tốt, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng không đúng cách có thể gây ra những tác dụng ngược lại. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi sử dụng đậu nành.

Đậu nành có khả năng gây dị ứng

Các dị nguyên, chất gây ra dị ứng (allergen) thường có cấu trúc phân tử lớn và thường là các protein. Đậu nành có nhiều đạm, nên nằm trong số 8 thực phẩm dễ gây dị ứng trong y văn thế giới và cũng là một trong 5 loại thực phẩm gây dị ứng thường gặp nhất ở trẻ em.

Người bị dị ứng đậu nành sẽ có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như phát ban, ngứa, đau bụng, tiêu chảy, ói mửa, chóng mặt, đặc biệt trường hợp nặng có thể tụt huyết áp, khó thở, mất ý thức, sốc phản vệ.

đậu nành là thực phẩm dễ gây dị ứng

Uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc không tốt cho sức khỏe

Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml sữa, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu không đượ̣c hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

không nên uống quá 500ml sữa đậu nành 1 lần

Đang dùng thuốc kháng sinh không nên uống sữa đậu nành

Đối với những bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh có chứa tetracycline hay erythromycine, sữa đậu nành hoàn toàn không phải là lựa chọn thích hợp. Các chất kể trên sẽ dễ dàng phân hủy những thành phần dinh dưỡng, khiến cho sữa mất đi giá trị vốn có.

Bởi vậy, chúng ta không thể coi sữa đậu nành như thức uống đi kèm đối với thuốc kháng sinh. Người bệnh chỉ nên uống loại sữa này cách ít nhất 1 giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc.

không uống sữa đậu nành khi đang dùng thuốc kháng sinh

Bên cạnh các điều trên, cần lưu ý những điều sau: Không nên uống sữa đậu tương khi đói, không đánh trứng cùng với sữa đậu tương, không để sữa đậu tương trong bình giữ nhiệt và không sử dụng đường đỏ khi uống đậu tương.

Kết luận

Qua bài viết trên ta thấy được đậu tương là một loại thực phẩm dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cũng cần có kinh nghiệm sử dụng,  phải lưu ý để tránh gây phản tác dụng. Bạn có thể sử dụng đậu tương nguyên hạt hoặc các thành phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu, tào phớ,…

Bạn có thể tham khảo bài viết sau về Các món ăn ngon gia đình đơn giản chế biến từ đậu phụ – thành phẩm của đậu nành.

Thông tin bài viết trên được tham khảo bởi “Đậu nành: Tốt hay xấu, ăn hay không?” – báo Dân trí và “Những điều cầu lưu ý khi dùng sữa đậu nành” – báo Mới.

 

– Thỏ Nu’est –