Thạch sữa chua là món ăn cực kỳ hấp dẫn và ngon miệng đối với người thích ăn vặt và đặc biệt là các cháu nhỏ. Tuy nhiên nguy cơ các em bé nhỏ bị hóc thạch dẫn đến tắc đường thở là rất cao. Thấu hiểu điều này, tapchinhabep.net sẽ hướng dẫn bạn cách làm thạch sữa chua dẻo đặc biệt ngon và an toàn cho bạn và bé.

Cách làm thạch sữa chua dẻo

Cách làm thạch sữa chua dẻo tan trong miệng cực đơn giản

Sau đây, tapchinhabep.net sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món thạch sữa chua dẻo có độ đông ít hơn và sẽ tan ngay sau khi đưa vào miệng. Không những ngon hơn mà còn an toàn hơn các loại thạch bình thường nhé!

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 lít sữa tươi.
  • 1 hộp sữa ông thọ 380g.
  • 2 hộp sữa chua có đường.
  • 1 lá nha đam
  • các loại trái cây mà bạn muốn làm thành vị sữa chua
  • 25g bột gelatin

Nguyên liệu làm thạch sữa chua dẻo

Xem thêm:

Sau đây sẽ là cách làm thạch sữa chua vị nguyên chất và thạch sữa chua nha đam, thạch sữa chua trái cây. Ba cách làm thạch sữa chua này đều giống nhau chỉ khác nhau ở phần chế biến nha đam và hoa quả nên các bạn hãy để ý.

2. Cách làm thạch sữa chua dẻo nguyên vị

B1: Đun sôi hỗn hợp sữa tươi và sữa ông thọ đến khi sủi lăn tăn.

Đun sôi quá sẽ làm mất chất dinh dưỡng của sữa bạn nhé. Để hỗn hợp hết nóng đến khi ấm ấm rồi đến bước 2.

Đun sôi hỗn hợp sữa tươi và sữa ông thọ

B2: Cho men cái vào hỗn hợp vừa đun, khuấy đều.

Để hộp sữa chua hết lạnh và trở về dạng lỏng hoàn toàn, ta đổ vào hỗn hợp sữa vừa đun và khuấy đều. Sở dĩ phải chờ hộp sữa chua hết lạnh là để tránh men cái bị shock nhiệt khi trộn với hỗn hợp.

Cho men cái vào hỗn hợp và khuấy đều

Nếu men cái bị shock nhiệt thì sữa chua sẽ không thể có độ chua thanh như mong muốn.

B3: Ủ sữa chua

Nếu bạn ủ bằng thùng xốp thì cần ủ từ 10 – 12 tiếng. Còn ủ sữa chua bằng nồi cơm điện thì ủ từ 4 – 7 tiếng tùy sở thích ăn chua của bạn, càng ủ lâu càng chua.

Bạn cần đổ hỗn hợp sữa vào các hũ thủy tinh. Sau đó để vào nồi cơm hoặc thùng xốp rồi đổ nước ấm 40 – 44 độ C đầy khoảng 2/3 hũ thủy tinh và đậy nắp thùng ủ.

Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện

 

Đối với cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện nồi cơm điện. Mỗi 2 tiếng bạn cần bật chế độ giữ ấm trong 5 phút để duy trì nền nhiệt 40 độ C. Chính vì nền nhiệt được duy trì, nên ủ sữa chua bằng nồi cơm điện chỉ tốn từ 4- 7 tiếng.

B4: Trộn bột gelatin

Làm ướt 25g bột gelatin bằng nước lọc (đổ một chút nước vừa đủ làm ẩm), sau đó đợi gelatin đông lại trong 5 phút. Tiếp theo bạn đun cách thủy cho gelatin tan ra. Đợi sau khi sữa chua ủ xong thì trộn lẫn với nhau.

B5: Để hỗn hợp trong tủ lạnh 6 tiếng đông thành thạch.

Bột gelatin có độ đông kém hơn bột rau câu nên bạn cần để trong ngăn mát tủ lạnh từ 5 – 6 tiếng thì hỗn hợp mới đông thành thạch được.

Để trong tủ lạnh 6 tiếng

Hãy để hỗn hợp vào các hũ đựng hình vuông, tròn hoặc hình chữ nhật để tạo kiểu cho thạch sữa chua dẻo của bạn nhé. Sau 6 tiếng là bạn đã hoàn thành món thạch sữa chua dẻo cực ngon rồi đó!

3. Cách làm thạch sữa chua nha đam

Để làm thạch sữa chua nha đam, bạn cần thêm công đoạn sơ chế nha đam trước khi cho vào ủ cùng với sữa chua.

Sơ chế nha đam

B1: Cắt bỏ vỏ lá nha đam, lấy phần thịt.

Sau đó bạn ngâm qua với nước lã trong 5p nhé. Sẽ bớt được phần nào nhựa của nha đam.

B2: Cắt nha đam thành miếng nhỏ giống hạt lựu

Không nhất thiết phải cắt nhỏ như hạt lựu, nếu bạn nào muốn ăn nha đam có kích thước lớn hơn thì hoàn toàn có thể cắt theo ý của mình nhé.

Thải nhỏ nha đam thành hình hạt lựu (ảnh minh họa)

Tham khảo thêm: Bạn đã biết cách làm thạch khúc bạch đơn giản ngay tại nhà chưa?

B3: Đổ muối hạt vào trộn, bóp đều.

Việc bóp muối rất quan trọng, điều này giúp làm sạch nhựa vẫn còn bám trên nha đam. Từ đó loại bỏ hoàn toàn chất độc của nha đam gây hại cho cơ thể bạn.

Bóp và trộn đều nha đam với muối trắng

Lặp lại hành đồng trên một lần nữa rồi rửa cho hết muối là đã loại bỏ được phần nhựa độc của nha đam

B4: Đun sôi nước và đổ nha đam vào đun cho đến khi sôi lại. Sau đó vớt ra ngâm nước đá trong vòng 2p.

Đun sôi nước làm cho nha đam mềm hơn và sạch hơn. Sau đó, việc ngâm đá sẽ giúp nha đam săn chắc lại và không bị mềm nhũn. Nhờ vậy, nha đam nhìn bên ngoài sẽ căng mọng còn bên trong lại rất mềm.

Ngâm nha đam trong nước đá khoảng 5 phút

B5: Làm thạch sữa chua nha đam

Sau khi chế biến nha đam xong, bạn trộn lẫn nha đam với hỗn hợp sữa chua đem đi ủ. Các bước tiếp theo giống hệt với cách làm sữa chua dẻo.

4. Cách làm thạch sữa chua trái cây

Hay còn gọi là cách làm thạch sữa chua natty, bởi vì thạch natty cũng là thạch trái cây. Với cách làm thạch sữa chua trái cây, bạn cần lấy nước cốt trái cây tinh chất và trộn cùng với hỗn hợp sữa ở bước 1 của cách làm thạch sữa chua dẻo. Các bước còn lại làm giống hệt.

Cách làm nước cốt trái cây nguyên chất

Có rất nhiều vị trái cây khác nhau, nhưng tapchinhabep.net sẽ lấy dâu tây làm ví dụ.

B1: Rửa dâu tây và cắt cuống. Sau đó cắt dâu tây làm đôi.

Để tận dụng được hết lượng nước dâu tây nguyên chất, bạn cũng có thể cắt nhỏ hơn. Hoặc làm dâu dầm để có thể chiết hết nước nguyên chất của nó.

B2: Đun sôi dâu tây với lượng nước vừa đủ.

Để ngon hơn, bạn nên cho thêm 1 thìa nhỏ đường. Đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 5p.

Đun sôi dâu tây với lửa nhỏ

B3: Lấy nước cốt dâu tây tinh khiết

Cuối cùng, bạn lọc hết phần dâu tây đi và chỉ lấy phần nước. Đem phần nước này hòa cùng với sữa tươi và sữa đặc để tạo thành hỗn hợp sữa dâu tây. Sau đó tiếp tục các bước còn lại để hoàn thành món thạch sữa chua dâu tây cực ngon.

Nước cốt dâu tây tinh khiết

Trên đây là những chia sẻ món ngon dễ làm để hướng dẫn cách làm thạch sữa chua dẻo tan ngay khi đưa vào trong miệng rất an toàn và ngon miệng cho cả bạn và bé. Tapchinhabep.net chúc các bạn làm món thạch sữa chua thành công và ngon miệng!

-M-

>>> Cách làm sữa chua nha đam vinamilk cực ngon và đơn giản tại nhà