Được sử dụng để làm nhiều món ăn trong bữa cơm gia đình như: làm nộm, làm salad, nấu canh ốc…, giấm ăn là loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của người Việt. Tuy quen thuộc, cần thiết nhưng chất lượng giấm hiện nay lại không được đảm bảo.
“Bỏ túi” ngay cách làm giấm chuối an toàn, đơn giản của tapchinhabep.net!
Dụng cụ đựng giấm chuối
Dụng cụ đựng giấm sẽ quyết định đến độ thành công của cách làm giấm chuối. Dấm bản chất là một loại axit hữu cơ, có độ chua cao và có khả năng trở thành dung môi hòa tan một vài chất khác → Các vật liệu đựng để đựng dấm ăn phải đảm bảo chất lượng và được phép sử dụng để đựng thực phẩm.
Nên chọn lọ thủy tinh nhưng nếu không có lọ thủy tinh thì bạn cũng có thể chọn các lọ nhựa như nhựa polyetylen, nhựa PET màu trắng.
Lưu ý: Không sử dụng nhựa PVC, các loại lọ sành, sứ thời xưa.
Bình chứa sạch sẽ, an toàn sẽ tạo nên cái dấm thuần chủng, giúp giấm thơm ngon, có độ chua dịu vừa phải.
Cách làm giấm chuối đơn giản tại nhà
Nguyên liệu
- 5-7 quả chuối chín tới
- 100g đường kính trắng
- 5l nước sôi để nguội
- 100ml rượu trắng
- 1 quả dừa
- Lọ thủy tinh đựng giấm
Cách thực hiện
1. Tạo giấm cái
Chuối đem bỏ vỏ và bổ dọc với những quả chuối to; chặt dừa lấy nước.
Xếp chuối đã bổ vào lọ thủy tinh sau đó bạn cho hỗn hợp: nước dừa, nước sôi để nguội và rượu trắng vào hũ thủy tinh đã xếp chuối.
Chú ý:
- Xếp theo chiều dọc quả chuối sẽ giúp chuối không bị nổi lên khi đổ nước.
- chỉ đổ đến 8/10 thể tích hũ thủy tinh thôi. Đổ nước sôi xong thì đậy nắp lại và để hũ ở nơi thoáng mát. Tốt nhất tránh côn trùng và ánh nắng trực tiếp.
2. Canh nước giấm
Sau khoảng 60 ngày ngâm giấm, trên mặt lọ thủy tinh xuất hiện lớp váng màu trắng đục.Đây chính là con giấm. Khi có con dấm thì nước dấm bắt đầu chua.
Để càng lâu, lớp giấm này ngày càng dày lên. Nghĩa là con giấm càng dày thì nước dấm càng chua → Cần chú ý kiểm tra nước dấm thường xuyên để dấm không bị chua quá.
3. Chiết và nuôi giấm mới
Khi giấm đã có độ chua như ý thì bạn gạn nước dấm sang một lọ khác. Lưu ý rằng: Khi gạn thì phải giữ nguyên được con giấm trong lọ ban đầu và đừng để con giấm vỡ hay chảy ra ngoài nhé!
Với hũ ban đầu, bạn hãy giữ lại xác chuối chín và cho thêm nước đường vào. Nước đường pha theo tỷ lệ 1 nước: 6 đường. Khuấy tan đường rồi đổ vào lọ giấm. Lượng nước vẫn cần phải đạt 8/10 bình.
Khi cho nước đường vào thì thời gian dấm lên con sẽ nhanh hơn. Kết hợp với con giấm cũ thì sẽ được 1 con giấm rất to và dày. Khi giấm chua vừa ý thì lại chiết nước ra 1 lọ khác.
4. Nuôi và bảo quản giấm
Sau khi chiết được 2 lọ dấm thì bạn sẽ hớt bớt con dấm ra ngoài cho đỡ chua. Tiếp tục pha thêm nước đường đổ vào lọ để con giấm không chiếm bớt diện tích bình thủy tinh. Giấm chua lần thứ 3 sẽ chua nhanh hơn hai lần trước nhiều. Sau khi chiết dấm xong thì bạn vớt luôn xác chuối bỏ đi.
Chiết giấm xong, hãy sử dụng vải xô để lọc qua cho nước giấm thêm trong. Giấm đã có thể được dùng luôn hoặc bạn có thể làm thêm 1 giai đoạn nước.
Để bảo quản giấm sử dụng được lâu: Bạn cho vào nồi đun sôi rồi để nguội sau đó cho vào lọ để sử dụng.
Mẹo nuôi giấm chuối ngon, lên men nhanh
Chọn chuối: Nên chọn quả chuối sứ để làm dấm bởi chuối sứ có được độ ngọt, thơm tự nhiên hơn các giống chuối khác. Chuối để làm dấm cần chín vừa tới, không được xanh nhưng cũng không được nẫu.
Nuôi dấm: Để dấm lên men nhanh thì khi nuôi dấm, nên đậy nắp hũ bằng vải thoáng nhưng vẫn kín để cho không khí lọt vào → con dấm sẽ mau lên hơn.
Bảo quản dấm: Nên đặt tại nơi khô, thoáng. Nên để những hũ dấm đã được vào bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Cách làm giấm chuối tại nhà không hề phức tạp phải không nào? Giấm chuối không chỉ được sử dụng trong chế biến thực phẩm mà còn có một số công dụng đặc biệt khác.
Công dụng của giấm chuối đối với sức khỏe
Tốt cho tim mạch: Flavonoid có trong chuối cũng như trong giấm chuối giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên đến 26%.
Giúp tiêu hóa tốt: Lượng pectin được xem như lượng chất xơ tốt cần bổ sung cho cơ thể. Chất này cùng với tinh bột phản tính sẽ giúp bạn có 1 đường ruột khỏe mạnh bằng cách phát triển những vi khuẩn có lợi.
Giảm thiểu thoái hóa mắt: Vitamin A trong giấm chuối sẽ tạo ra 1 chiếc màng tự nhiên giúp bảo vệ mắt. Hơn thế nữa các thành phần tạo nên protein sẽ giúp mang đến ánh sáng cho mắt bạn, giảm thiểu tình trạng thoái hóa mắt.
Hy vọng với những chia sẻ của Tạp chí nhà bếp trong bài viết này bạn sẽ thành công với cách làm giấm chuối thơm ngon, an toàn, bổ dưỡng tại gia.
Chúc các bạn thành công!