Trung thu sắp đến gần, thị trường bánh Trung thu cũng vì thế mà nóng lên từng ngày. Tuy nhiên, giữa những bản tin về thực phẩm bẩn, bánh Trung thu tẩm hoá chất, bảo quản bánh Trung thu bằng phụ gia độc hại,… đã gây không ít nhức nhối và hoang mang trong người tiêu dùng. 

Vậy, làm sao để bạn có thể yên tâm khi mua bánh nướng, bánh dẻo mà không lo sợ đến vấn đề chất bảo quản, phụ gia bánh Trung thu? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng tapchinhabep.net nhé!

bảo quản bánh Trung thu

Thành phần hoá học có trong phụ gia và chất bảo quản bánh Trung thu có độc hại?

1. Một số thành phần hoá học

Trong hầu hết các bánh Trung thu đều chứa những thành phần hóa học như E500ii, E418, E471, E410, HT 155, chất bảo quản, phẩm màu thực phẩm….

Ngoài những thành phần hóa học trên, nhiều sản phẩm bánh ngọt in trên bao bì là không đường nhưng trong thành phần lại chứa đường Isomalt và một số đường có tính chất tương tự.

thành phần hoá học trong bánh trung thu

PGS-TS Duy Thịnh cho biết Isomat là chất phụ gia thực phẩm có mã số INS 953, nó vừa là một chất nhũ hóa, vừa tạo bộ bóng, chống đông vón, ngoài ra tăng khối lượng thực phẩm. 

Những chất này nếu sử dụng không vượt quá liều lượng mà Bộ Y tế cho phép thì sẽ không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vậy nên, khi mua bánh Trung thu, bạn nhớ đọc kĩ các thành phần của bánh. Nếu trên bao bì, các thông tin không rõ ràng hoặc có dấu hiệu bất thường thì bạn không nên mua, dù là của hãng lớn hay bé đi chăng nữa!

chất bảo quản bánh trung thu

2. Màu thực phẩm

Đối với các loại bánh sử dụng phẩm màu, nếu nhà sản xuất sử dụng màu thực phẩm được Bộ Y tế cấp phép thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất vì muốn kiếm lời mà dùng các chất tạo màu hoá học độc hại. Việc này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dùng.

màu thực phẩm trong bánh trung thu

3. Đường hoá học

Ngoài ra, một số cơ cũng sử dụng đường hoá học thay cho các loại đường thông thường. Phần vì để tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí làm bánh, bảo quản bánh được lâu hơn.

Chủ yếu là họ muốn thu lại lợi nhuận cao hơn. Đường hoá học khi sử dụng ít thì không gây hại tới sức khoẻ. Nhưng nếu bánh được tẩm đường hoá học nhiều hơn lượng cho phép để bảo quản được lâu hơn, thì điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bạn, đặc biệt là các sản phụ.

Như vậy, nếu như sử dụng đúng liều lượng và đúng đối tượng, thì các thành phần hóa học trên đều không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Người tiêu dùng cần mua và sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã làm thủ tục tự công bố, bày bán ở nơi bảo đảm vệ sinh.

đường hoá học trong bánh Trung thu

Một số lưu ý khi chọn mua bánh Trung thu ở cửa hàng

Bánh nướng bánh dẻo mua tại các cửa hàng lớn thường đã có sẵn chất bảo quản bánh Trung thu ở ngưỡng cho phép và gói hút ẩm đi kèm. Tuy nhiên, khi mua bánh thì bạn vẫn nên chú ý một số điều cơ bản sau:

  • Chọn bánh ở những cơ sở có uy tín và ngày sản xuất mới nhất có thể để đảm bảo chất lượng của bánh.
  • Để bánh ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh để ở nơi có nhiệt độ cao.
  • Đặt bánh ở trên cao hoặc che đậy cẩn thận để tránh chuột và các loại côn trùng khác.

mua bánh trung thu tại các cơ sở uy tín

Mẹo nhỏ khi bảo quản bánh Trung thu tự làm

1. Tỷ lệ đường trong vỏ và nhân bánh

Nước đường đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng và thời gian bảo quản của bánh Trung thu. Nước đường để càng lâu thì làm bánh càng ngon, lên màu đẹp và bảo quản được lâu hơn.

Nếu dùng nước đường mới nấu chưa để đủ lâu thì bánh sau khi nướng xong 1 – 2 ngày sẽ bị ướt giống như có hơi nước trên mặt, nhanh bị mốc.

chú ý lượng đường khi làm bánh

2. Lượng dầu trong nhân bánh

Dầu ăn giúp nhân bánh mềm, dẻo mịn. Khi bánh nướng xong, dầu trong nhân sẽ dần ngấm ra ngoài vỏ, nếu bạn cho quá nhiều dầu sẽ làm bánh bị ướt, dễ bị mốc và hư hỏng

Để khắc phục tình trạng này, khi sên nhân bạn chỉ cần chú ý phải cho dầu ăn vào khi nhân vẫn còn loãng. Khi đó, dầu ăn hòa quyện với các nguyên liệu và sẽ khó bị thấm ra ngoài hơn!

lượng dầu khi nướng bánh

3. Khâu đóng gói

Bạn phải để bánh thật nguội, hút không khí hoặc để gói hút ẩm vào trong gói bọc bánh. Điều này giúp cho không khí và hơi ẩm không bị đọng lại trong vỏ hộp bánh, gây ra tình trạng nấm, mốc.

4. Thời gian bảo quản bánh Trung thu tự làm

Bánh có thể để từ 2 – 3 ngày ở nhiệt độ phòng, từ 4 – 7 ngày trong ngăn mát tủ lạnh thôi nhé!

Một số người cho rằng, nếu muốn bảo quản bánh lâu hơn thì hãy để trong ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn chỉ cần lấy ra rã đông là được. Cách này tuy giữ bánh được lâu nhưng sẽ làm giảm hương vị của bánh. Do đó bạn nên lưu ý nhé!

bảo quản bánh trung thu

Trên đây là một số mẹo nhỏ bạn cần biết để có thể bảo quản bánh khi tự làm ở nhà một cách tốt hơn. Chúc các bạn thành công với mẹo hay nhà bếp!

>>> Bánh Trung thu ngon Hà Nội – Bánh Trung thu nào ngon nhất hiện nay? <<<

Xem thêm: 

Quỳnh Trang